ClockThứ Tư, 17/05/2017 14:02

Bảo vệ và phát huy cảnh quan hồ sinh thái

TTH - Đóng vai trò điều hòa môi trường, tạo cảnh quan đô thị, những hồ sinh thái do thành phố đầu tư trong quá trình xây dựng phát triển đô thị đã phát huy tác dụng. Việc giữ không gian này sạch, đẹp là yêu cầu đặt ra cho các nhà quản lý và người dân hiện nay.

Đầu tư khang trang

Song song với việc nạo vét, tôn tạo, và từng bước phục hồi hệ thống thủy đạo trong khu vực kinh thành Huế, trong quá trình quy hoạch và phát triển đô thị, chính quyền TP. Huế đã xây dựng một số hồ với mục đích tạo ra cảnh quan môi trường, điều hòa sinh thái kết hợp với vấn đề thoát nước cho đô thị.

Hồ sinh thái đường Tôn Đức Thắng có thiết kế hài hòa với cảnh quan chung của khu vực

Tuy nhiên, do quỹ đất hạn chế nên số lượng hồ sinh thái, cảnh quan chưa nhiều, hiện ở khu vực phía nam thành phố chỉ có 4 hồ gồm: hồ Kiểm Huệ, hồ Tôn Đức Thắng, hồ Lê Hồng Phong và 1 hồ sinh thái nằm ở khu An Cựu city. Các hồ này hiện đã được thiết kế kết hợp nằm trong các điểm xanh, công viên, được kè lát, lắp đặt hệ thống ánh sáng, đường dạo, thiết trí cảnh quan và trở thành các điểm giải trí, thư giãn cho người dân.

Trong số 4 hồ ở khu vực phía nam, hồ đường Tôn Đức Thắng có tổng diện tích khuôn viên với hơn 15.000 m2, mặt hồ rộng hơn 7.000 m2 được thiết kế hài hòa với cảnh quan chung của khu vực. Từ rất lâu đã trở thành một điểm đến của giới trẻ Huế và du khách, nhất là vào mỗi buổi tối mùa hè.

Hồ Kiểm Huệ hiện có tổng diện tích hơn 17.500 m2, mặt hồ rộng đến hơn 9.500 m2, sau khi được đầu tư hàng chục tỷ đồng chỉnh trang hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng năm 2015, hồ đã phát huy tác dụng tạo ra cảnh quan và là điểm dạo chơi, thư giãn cho dân cư của 3 phường Phú Hội – Xuân Phú – An Đông.

Hồ ở đường Lê Hồng Phong tuy có diện tích khá nhỏ (khoảng 1750m2) nhưng cũng góp phần tạo không gian thông thoáng, mát mẻ cho khu vực các cơ quan, công sở khu vực trung tâm thành phố.

Riêng đối với hồ sinh thái khu vực An Cựu city (gần 2.000m2) là một điểm sáng cảnh quan của khu đô thị này, trở thành nơi điều hòa không khí, điểm vui chơi, hóng mát của không chỉ người dân khu đô thị mà cả khu vực phường An Đông.

Tăng cường quản lý

Dường như là một điều  tất yếu, nơi nào được chỉnh trang sạch đẹp, thu hút đông người đến vui chơi thì cũng là “điểm nóng" của tình trạng lấn chiếm kinh doanh buôn bán. Việc lấn chiếm kinh doanh buôn bán, nhậu nhẹt không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường mà còn không phát huy được hết tác dụng của các hồ sinh thái này, vốn được xây dựng để trở thành không gian công cộng phục vụ cho số đông người dân.

Việc quản lý các không gian công viên nói chung và  các không gian mặt nước nói riêng ở Huế vẫn còn nhiều những bất cập, chồng chéo. Hiện nay, Trung tâm Công viên cây xanh TP. Huế được giao nhiệm vụ quản lý 2 hồ là hồ đường Lê Hồng Phong và hồ Tôn Đức Thắng; hồ Kiểm Huệ do Công ty CP Môi trường  và công trình đô thị Huế đầu tư xây dựng và sự quản lý. Trong khi đó, chức năng của bảo vệ trung tâm cây xanh chỉ là đẩy đuổi, không có chế tài xử phạt, thường xuyên bị các đối tượng lấn chiếm có hành vi chống trả nên không xử lý được triệt để.

Việc phân cấp quản lý giữa đội quản lý đô thị, chính quyền các địa phương sở tại cũng chưa thực sự rõ ràng. Như Hồ Kiểm Huệ, phạm vi của hồ hiện thuộc khu vực chung của địa giới 3 phường: Phú Hội, An Đông và Xuân Phú, nên mỗi lần ra quân lại phải có sự phối hợp. Nếu xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc” và đùn đẩy trách nhiệm thì sẽ không thể giải quyết được tình trạng lấn chiếm tồn tại dai dẳng như hiện nay.

Để các hồ trên địa bàn phát huy tốt vai trò, về lâu dài thành phố cần phải xây dựng quy chế quản lý, kiểm soát các hồ sinh thái, mặt nước, cây xanh đô thị trên địa bàn; trong đó cần phân công rõ trách nhiệm quản lý và cần có một cơ quan chịu trách nhiệm chung về quản lý, đầu tư, khai thác các hồ, cây xanh, mặt nước đô thị.

Để đô thị phát triển bảo đảm tính cân bằng, thành phố cần quan tâm xây dựng đề án tổng thể về bảo vệ, tôn tạo hệ thống hồ sinh thái, cây xanh đô thị, đi đôi với việc tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện các đồ án quy hoạch; trong đó ưu tiên đến yếu tố hồ sinh thái, mặt nước trong đô thị. 

Quang Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Bảo vệ sức khỏe người lao động mùa nắng nóng

Để bảo đảm sức khỏe cho người lao động (NLĐ) trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, các cấp công đoàn đã chủ động tham mưu, phối hợp với doanh nghiệp (DN) triển khai nhiều biện pháp giúp NLĐ đối phó với nắng nóng.

Bảo vệ sức khỏe người lao động mùa nắng nóng
Phòng ngừa, bảo vệ thanh thiếu niên khỏi chất gây nghiện

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức Phiên giải trình về Trách nhiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo.

Phòng ngừa, bảo vệ thanh thiếu niên khỏi chất gây nghiện
Bảo vệ “lá phổi xanh”

Dù gặp nhiều thiệt thòi nhưng cán bộ bảo vệ rừng, kiểm lâm vẫn chấp nhận gian nan, bám rừng để bảo vệ “lá phổi xanh”, các loài động vật hoang dã trong những ngày nghỉ lễ.

Bảo vệ “lá phổi xanh”
Return to top