Thế giới Thế giới
Cải cách cơ cấu của G20 có thể khó thực hiện
TTH.VN - Việc thực hiện các cải cách cơ cấu - một chủ đề chính trong cuộc thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh 20 nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Thượng Hải, sẽ là một thách thức không dễ thực hiện, Bộ trưởng Tài chính Singapore Heng Swee Keat ngày hôm qua (27/2) nhận định.
![]() |
Quan chức cấp cao các nước tham dự diễn đàn tại Hội nghị G20 ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 26/2/2016. Ảnh: AP. |
"Một số nhóm người nhất định sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi. Những cải cách có xu hướng khó thực hiện hơn và đó là lý do tại sao nhiều chính sách cơ cấu không được theo đuổi đến cùng", ông Heng phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh hàng năm của G20. "Các cuộc họp đã dành ra rất nhiều thời gian để thảo luận về cách thức nhằm đảm bảo các chính phủ thực hiện các chính sách nâng cao tiềm năng tăng trưởng dài hạn", ông cho biết thêm.
Mặc dù Singapore không phải là một thành viên của G20, nhưng Bộ trưởng Tài chính Heng đã được mời tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng của G20 năm này, cùng với các quan chức thuộc Bộ Tài chính và Cơ quan tiền tệ Singapore.
Tại hội nghị thượng đỉnh vừa kết thức hôm qua, các nhà lãnh đạo từ 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới thừa nhận sự cần thiết rằng "tất cả các công cụ chính sách có sẵn" phải được sử dụng nhằm giải quyết vấn đề tăng trưởng chậm hiện nay trên toàn cầu.
Cải cách cơ cấu, trong đó liên quan đến các biện pháp như giảm trợ giá xăng dầu và trợ cấp thất nghiệp, được đẩy lên như một trong những lĩnh vực của các công cụ chính sách có thể được triển khai, thay vì chỉ dựa vào kích thích tiền tệ.
Bên cạnh đó, G20 cũng liệt kê thêm nguy cơ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu ("Brexit") và cuộc khủng hoảng người tị nạn đang leo thang vào danh sách dài các mối nguy hiểm cho nền kinh tế thế giới. Theo các quan chức, "Brexit" vốn không nằm trong bản dự thảo ban đầu của thông cáo G20, nhưng đã được bổ sung sau đó do sự kiên quyết của Anh.
Ngoài ra, các nước lớn cũng nhất trí sẽ thông báo cho nhau trước về quyết định chính sách có thể dẫn đến sự phá giá các đồng tiền.
Theo người đứng đầu Nhóm các Bộ trưởng Tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurogroup) Jeroen Dijsselbloem, quyết định trên được thúc đẩy do những lo ngại của một số lãnh đạo tài chính G20 về khả năng phá giá cạnh tranh tại Nhật Bản hoặc Trung Quốc.
Trước những bất ổn kéo dài của một Trung Quốc đang phát triển chậm, Bộ trưởng tài chính Heng cho biết, trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, các quan chức nước này đã tiết lộ một loạt các biện pháp được thực hiện để củng cố tăng trưởng, tuy nhiên, vẫn còn những rủi ro liên quan.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng 6,9% trong năm 2015, mức thấp nhất trong 25 năm qua.
Bảo Nghi (Lược dịch từ CNA & News.usa)
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng (27/02)
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á (27/02)
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 (27/02)
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar (27/02)
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo (26/02)
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3 (26/02)
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria (26/02)
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội (26/02)
-
Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Nỗ lực vì nền kinh tế đại dương bền vững
- Bộ trưởng Y tế Argentina từ chức sau báo cáo về cấp thẻ vắc-xin VIP
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc