Thế giới

Hội nghị thượng đỉnh G20: Niềm hy vọng hồi sinh ngành du lịch cho đảo Bali

ClockThứ Tư, 16/11/2022 17:37
TTH.VN - Hàng chục nhà lãnh đạo thế giới và các chức sắc khác đang ở Bali dự Hội nghị thượng đỉnh G20, mang đến hi vọng về sự hồi sinh cho ngành du lịch quan trọng của hòn đảo nhiệt đới này.

Indonesia rút ngắn thời gian cách ly, Singapore cho trẻ chưa tiêm chủng nhập cảnhĐông Nam Á thận trọng mở cửa lại một số điểm du lịch nổi tiếngBali ban hành quy định mới về xử lý rác để giữ đảo sạch đẹp

Khách du lịch ở đảo Bali, Indonesia. Ảnh: Shutterstock

Thiệt hại lớn vì đại dịch COVID-19

Hàng chục nhà lãnh đạo thế giới và các chức sắc khác đang ở Bali dự Hội nghị thượng đỉnh G20, mang đến hi vọng về sự hồi sinh cho ngành du lịch quan trọng của hòn đảo nhiệt đới này.

Du lịch là nguồn thu nhập chính của Bali - nơi sinh sống của hơn 4 triệu dân, chủ yếu là người theo đạo Hindu. Vì vậy, đại dịch COVID-19 đã gây thiệt hại cho Bali nặng nề hơn hầu hết các nơi khác ở Indonesia.

Trước đại dịch, 6,2 triệu du khách nước ngoài đến Bali mỗi năm. Khung cảnh du lịch sôi động trên hòn đảo này đã phai mờ sau khi ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được phát hiện ở Indonesia vào tháng 3/2020, khiến các nhà hàng và khu nghỉ dưỡng đóng cửa và nhiều lao động phải nghỉ việc về nhà kiếm sống.

Theo số liệu của chính phủ, lượng du khách nước ngoài đến Bali đã giảm mạnh xuống còn hơn 1 triệu người vào năm 2020, và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 51 người vào năm 2021. Hơn 92.000 người làm việc trong lĩnh vực du lịch bị mất việc làm và tỷ lệ lưu trú trung bình của các khách sạn ở Bali giảm xuống dưới 20%.

“Vào năm 2020, tăng trưởng kinh tế của chúng tôi giảm đáng kể ở mức âm 9,31%. Đến năm 2021, kinh tế có tăng nhưng vẫn ở mức âm 2,47%”, người đứng đầu Cơ quan Du lịch Bali cho biết. Ông Dewa Made Indra, lãnh đạo tỉnh Bali cũng khẳng định sự bùng phát COVID-19 đã ảnh hưởng “khủng khiếp” đến nền kinh tế địa phương, khiến nơi đây trở thành khu vực suy giảm kinh tế nghiêm trọng nhất Indonesia.

Sau khi đóng cửa với tất cả du khách vì đại dịch, Bali đã mở cửa trở lại cho khách nội địa vào giữa năm 2020. Nhưng chỉ được một thời gian, số ca nhiễm COVID-19 lại tăng vọt vào tháng 7/2021, khiến hình ảnh các bãi biển và đường phố nhộn nhịp của hòn đảo này một lần nữa biến mất. Giới chức đã buộc phải hạn chế các hoạt động công cộng, đóng cửa sân bay và tất cả các cửa hàng, quán bar, nhà hàng, các điểm tham quan du lịch và nhiều nơi khác trên hòn đảo.

Một tháng sau đó, Bali lại được phép đón khách trở lại, nhưng trong cả năm 2021, chỉ có 51 khách du lịch nước ngoài đến thăm.

Hi vọng hồi sinh

Đến nay, mọi thứ đang có vẻ tốt hơn nhiều. Các cửa hàng và nhà hàng ở những nơi như Nusa Dua, khu nghỉ mát đang diễn ra hội nghị G20 và ở các thị trấn khác như Sanur và Kuta đã mở cửa trở lại, mặc dù hoạt động kinh doanh vẫn còn chậm và nhiều doanh nghiệp, khách sạn vẫn đóng cửa hoặc thu hẹp hoạt động.

Theo ông Dewa, việc mở cửa trở lại sân bay Bali cho các chuyến bay quốc tế, cùng việc hàng nghìn người đến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và các sự kiện liên quan khác, đã làm dấy lên hy vọng về một sự chuyển mình mạnh mẽ hơn của hòn đảo.

Hội nghị thượng đỉnh G20 mang đến hy vọng về một sự chuyển mình mạnh mẽ cho Bali. Ảnh: Alamy

Tính từ đầu năm đến tháng 10/2022, hơn 1,5 triệu du khách nước ngoài và 3,1 triệu du khách trong nước đã đến thăm Bali.

Với nỗ lực hướng tới các mô hình du lịch bền vững hơn, Bali đã triển khai chương trình thị thực du lịch kỹ thuật số, được gọi là “thị thực quê hương thứ 2” và sẽ có hiệu lực vào tháng 12. Đây cũng là một trong số 20 điểm đến mà gần đây, Airbnb thông báo đang hợp tác, bên cạnh các địa điểm ở Quần đảo Canary và Caribe.

Dẫu vậy, cần có thời gian để lĩnh vực du lịch tại Bali phục hồi, ngay cả khi COVID-19 đã được kiểm soát.

Gede Wirata, người đã phải sa thải phần lớn trong số 4.000 nhân viên làm việc trong các khách sạn, nhà hàng, câu lạc bộ và du thuyền của mình trong thời gian tồi tệ nhất của đại dịch, nhận thấy rằng đã đến lúc phải phục hồi, và Hội nghị G20 là một “cú hích” đáng hoan nghênh. “Đây là cơ hội để chúng tôi vực dậy trở lại sau cú ngã”, anh nói. 

Trao đổi với kênh CNA, nhiều doanh nghiệp ở Bali cho biết lượng khách du lịch dù vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức trước COVID-19, nhưng các sự kiện khác nhau liên quan đến G20 được tổ chức trong năm nay đang có tác động tích cực đến hòn đảo.

Ví dụ như với doanh nghiệp rượu địa phương Iwak Arumery, Hội nghị thượng đỉnh G20 trong tuần này đã mang lại một cơ hội lớn khi rượu “arak” nổi tiếng của hãng này - một loại rượu được làm từ các loại gia vị và thảo mộc, được chọn là một trong những món quà lưu niệm dành cho các đại biểu G20.

Các khách sạn và nhà hàng cũng đang gặt hái được nhiều lợi ích khi Bali đăng cai hội nghị của các nhà lãnh đạo thế giới.

Bà Lusy Paulina, Giám đốc kinh doanh và tiếp thị của khách sạn Merusaka Nusa Dua, nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20 và các sự kiện bên lề, cho biết công suất phòng của khách sạn thường ở mức 10%, nhưng với sự kiện bên lề G20, gần 300 phòng đã được đặt, nâng công suất phòng lên khoảng 80% hoặc thậm chí 90%.

“Với G20, chúng tôi thấy rằng đây là cơ hội để thế giới có thể tin rằng Bali đã sẵn sàng trở lại như trước đây”, bà Paulina chia sẻ.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ CNA & AP)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Return to top