ClockThứ Bảy, 26/12/2015 18:07

Cần chiến lược đầu tư dài hơi cho công tác dân số

TTH.VN - Thời gian qua, công tác dân số trên địa bàn được đẩy mạnh, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

Tiếp tục giảm sinh           

Hoạt động đầu tiên là công tác truyền thông DS-KHHGĐ được các cấp ngành quan tâm, ngày càng đổi mới về nội dung lẫn hình thức, phù hợp đối tượng, hướng về cơ sở, nhất là vùng khó khăn, dân trí thấp có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao. Nội dung tuyên truyền được thông qua các hội thảo, những buổi toạ đàm, phát tờ rơi, khẩu hiệu panô, quảng cáo, băng đĩa; qua các kênh đài báo giới thiệu các mô hình, câu lạc bộ; gương tập thể, gia đình điển hình, người tốt việc tốt về chính sách dân số. Các địa phương chủ động phối hợp các tổ chức, đoàn thể tập trung tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, xây dựng mô hình gia đình ít con nhằm làm thay đổi nhận thức mọi người dân, đặc biệt ở các vùng dân trí thấp, dân vạn đò, đầm phá...

Ra quân chiến dịch chăm sóc sinh sản ở Phú Vang

Ngành y tế triển khai thực hiện chiến dịch lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ đến vùng sâu vùng xa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu, dịch vụ phù hợp từng vùng, từng đối tượng; thực hiện tốt đề án kiểm soát dân số vùng ven biển, hải đảo, cửa sông đạt hiệu quả; tiếp nối xây dựng mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” qua các thời kỳ, giai đoạn 2011-2014; định hướng 2015-2020 góp phần tích cực trong việc giảm sinh và giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tại các cộng đồng dân cư”; triển khai các mô hình tuyên truyền phong phú, như hội thảo, hội thi, sinh hoạt ngoại khóa tại các trường học làm cho tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống ở hai huyện Nam Đông, A Lưới có chiều hướng giảm so với trước.

Các cấp, ngành thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dân số, như mở rộng mô hình “kiểm tra sức khoẻ và tư vấn tiền hôn nhân”; “Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh”, “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính; “Tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng”đến các huyện, phường xã, trị trấn và trường học.

Hiện nay, các chỉ tiêu về DS-KHHGĐ trên địa bàn đều đạt kết quả khả quan. Tỷ suất sinh sinh giảm còn 15,26%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,09%; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức 15%, giảm 2% so với năm 2011, trong đó, có nhiều địa phương nỗ lực giảm rõ rệt, như Phú Vang giảm 1,9%, thị xã Hương Trà giảm 1,6%, Phong Điền giảm 1,1%... so với năm 2014. Tỷ số giới tính khi sinh ở Thừa Thiên Huế hiện đang ở mức 113,3/100; tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng BPTT là 70%.

Lo thời gian đến

Bác sĩ Tôn Thất Chiểu, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Thừa thiên Huế cho rằng, để làm tốt mục tiêu đề ra về duy trì mức giảm sinh hợp lý. giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, nâng cao chất lượng dân số... thời gian đến, đề nghị lãnh đạo tỉnh và bộ ngành liên quan tạo mọi điều kiện tốt để Thừa Thiên Huế làm tốt có hiệu các chương trình dự án về đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ; tầm soát các dị dạng, bệnh tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; kiểm soát dân số vùng biển, đầm phá vạn đò...

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn còn gặp khó khăn, thách thức. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm qua hàng năm, nhưng vẫn còn chậm. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang có xu hướng tăng ở một địa phương. Nguyên nhân do nhận thức của một bộ phận người dân và cán bộ về công tác DS-KHHGĐ chưa cao. Việc duy trì, xây dựng, thực hiện mô hình “xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều địa phương chỉ đăng ký để hưởng ứng phong trào, chứ chưa chú trọng đến hiệu quả hoạt động. Cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách DS-KHHGĐ ở một số đơn vị chưa được xử lý theo quy định. Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn trực tiếp của đội ngũ cán bộ cơ sở chưa đi vào chiều sâu, chưa thường xuyên tiếp cận với nhóm đối tượng đặc thù. Khó khăn hơn, gần đây, ngân sách đầu tư cho chương trình DS-KHHGĐ bị cắt giảm, hạn chế nên các hoạt động triển khai chưa đạt kết quả như mong muốn, nhất là công tác truyền thông.

Bác sĩ Tôn Thất Chiểu, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ cho biết, hiện nay ở địa phương, công tác DS-KHHGĐ luôn được lãnh đạo tỉnh, huyện, các cấp cơ sở xã, phường quan tâm. Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương thực hiện khá tốt các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia làm thay đổi hành vi ổn định quy mô, từng bước nâng cao chất lượng dân số... Theo bác sĩ Chiểu, việc đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ không đơn thuần là đầu tư cho một giai đoạn, thời gian nhất định mà cần có chiến lược quan tâm đầu tư dài hơi về nguồn lực từ tỉnh đến cơ sở và các cấp, các ngành, đoàn thể xã hôi cùng tiếp tục chung tay, phối hợp cùng ngành y tế thực hiện công tác DS-KHHGĐ có hiệu quả, góp phần xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp.

 

Bài, ảnh: Đức Hy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Omega 3 và những lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe

Omega 3 là một trong những axit béo có vai trò trọng yếu đối với sức khỏe. Vì thế nên tác dụng của nó cũng như cách để bổ sung Omega 3 cho cơ thể là điều mà rất nhiều người quan tâm.

Omega 3 và những lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Return to top