ClockThứ Ba, 01/03/2016 06:31

Chủ động phòng trừ sâu bệnh lúa Đông Xuân

TTH - Từ đầu vụ đông xuân đến nay, thời tiết không mấy thuận lợi, một số diện tích lúa ở nhiều địa phương bị ảnh hưởng do rét, nạn ốc bươu vàng và một số loại sâu bệnh như đạo ôn, sâu cuốn lá hoành hành. Hiện, các HTX cùng bà con nông dân tích cực ra đồng phòng, trừ sâu bệnh.

Chủ động từ đầu v

Vụ đông xuân năm nay, HTX NN Thủy Thanh (TX Hương Thủy) đưa vào gieo cấy 320 ha. Ngoài giống chủ lực là khang dân, đơn vị còn đưa vào sản xuất các giống lúa chất lượng cao như HC4, Zi23, BT7, HT1 và IZ352. Khung lịch thời vụ HTX tiến hành gieo cấy từ ngày 5/1 và kết thúc 20/1. Anh Trần Duy Minh, Phó Giám đốc HTX NN Thủy Thanh cho biết: “Thời gian vừa gieo cấy xong, gặp thời tiết trên địa bàn có mưa vừa, nhiệt độ xuống ở ngưỡng rét đậm, rét hại nên làm khoảng 5% diện tích lúa của HTX bị ảnh hưởng, nhiều diện tích bị chết phải tỉa dặm lại cho kịp khung lịch thời vụ. Không chỉ rét làm cây lúa chậm lớn mà tình trạng chuột bọ, ốc bươu vàng tấn công sau khi xuống giống cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới cây lúa.

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ

Để diệt chuột, ngay từ khâu làm đất, HTX Thủy Thanh đã phân bổ 15kg cùng 120 bao thuốc Racumin cho bà con nông dân. HTX chỉ đạo các xã viên sử dụng thuốc trộn lúa đặt ở các xứ đồng cao, gần bờ đê, khu dân cư nơi có nhiều chuột trú ngụ. Đối với ốc bưu vàng, HTX kịp thời tiến hành thông báo trên kênh thông tin xã biện pháp phòng trừ cho bà con nông dân.

Ông Nguyễn Văn Huệ, cán bộ Trạm Trồng trọt và BVTV tăng cường phụ trách tại xã Thủy Thanh cho biết: “Ốc bươu vàng thường xuất hiện sau khi gieo sạ xong một thời gian với mật độ xuất hiện từ 2-3 con/m2, vì thế đơn vị đã tiến hành hướng dẫn bà con phun thuốc diệt ốc sau khi đã trổ nước vào ruộng.

Tại HTX Đông Phú (xã Quảng An, huyện Quảng Điền), vụ đông xuân năm nay đưa vào gieo cấy 230 ha, với giống 4B là chủ lực. Ông Lê Văn Thứ, Chủ nhiệm HTX cho hay: “Đợt rét và chuột hoành hành đầu vụ cũng làm từ 5-10% diện tích lúa của HTX bị ảnh hưởng. Cán bộ cùng các xã viên ra đồng khảo sát, nơi nào cây lúa bị chết do rét, bị “xói” do chuột cắn phá thì tỉa dặm lại từ đầu cho kịp lịch thời vụ. Sau rét, tranh thủ thời gian nắng ấm, cán bộ kỹ thuật cũng hướng dẫn bà con nông dân tùy theo mức độ ảnh hưởng mà bón phân bổ sung để thúc cây lúa với tỷ lệ 2-5 kg NPK/ sào”.

Ngoài ra, thời điểm gieo cấy xong, triều cường dâng cao nên đã xảy ra ngập úng diện tích trồng lúa ở các vùng thấp thuộc các địa phương như Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang.

Chăm sóc lúa sắp làm đòng

Theo kinh nghiệm làm đồng của nông dân, thời điểm sau khi cây lúa đã đạt trên dưới 45 ngày tuổi (sắp làm đòng) là giai đoạn cao điểm cần chăm sóc nhưng cùng thời điểm này một số sinh vật có điều kiện phát sinh, phát triển. Vì thế, các HTX trên địa bàn tỉnh đã cử cán bộ bám đồng, cùng bà con nông dân thường xuyên thăm ruộng, phát hiện và có hướng dẫn kịp thời các biện pháp phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại.

Cán bộ HTX cùng bà con nông dân thường xuyên bám đồng, phát hiện phòng trự sâu bệnh kịp thời

Cụ thể, các HTX khuyến cáo người dân quan tâm đến các đối tượng như bệnh đạo ôn lá trên các trà lúa gieo sạ sớm, nhất là ở vùng đất cát. Không phun thuốc trừ sâu ở giai đoạn cây lúa dưới 40 ngày tuổi vì chưa đến ngưỡng để phòng trừ…

Ông Trần Duy Tuân, xã viên HTX NN Thủy Thanh chia sẻ: “Theo kinh nghiệm canh tác mấy chục năm của tôi, đối với thời điểm có mưa rét nhẹ như hiện nay cần đảm bảo đủ nước để giữ ấm cho cây lúa, tuyệt đối không bón NPK cho lúa khi nhiệt độ thấp. Cán bộ BVTV cũng hướng dẫn bà con không được sử dụng các loại thuốc trừ cỏ phun cho cây lúa trong điều kiện nhiệt độ xuống thấp”.

Ông Trần Duy Minh, Phó Giám đốc HTX NN Thủy Thanh nhận định: “Đối với bệnh đạo ôn, nhiều năm qua, kinh nghiệm sản xuất của HTX cho thấy thường xuất hiện trên hai giống BT7 và HC4. Sau khi phát hiện bệnh, HTX tiến hành thông báo cho bà con phun thuốc kịp thời, hướng dẫn sử dụng đúng liều lượng. Sau một tuần, vết bệnh trên lá chưa đổi màu thì tiếp tục phun thuốc nhưng không tăng hàm lượng”.

Đối với cây lúa đông xuân, giai đoạn trổ bông thời gian tới cũng thường xuất hiện bệnh sâu cuốn lá. Các xã viên HTX NN Thủy Thanh đã hướng dẫn bà con sử dụng thuốc tùy trong từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Cụ thể, với giai đoạn đẻ nhánh (mật độ sâu trên 50 con/m2); giai đoạn làm đòng (mật độ trên 10 con/m2) thì tiến hành phun thuốc vitacom 1 gói cho 1 sào lúa.

Nói về chăm sóc cây lúa giai đoạn này, ông Lê Văn Thứ, Chủ nhiệm HTX Đông Phú phân tích: “Giai đoạn hiện nay cây lúa đã đạt 45 ngày tuổi nên HTX chỉ đạo bà con chuẩn bị rút nước khỏi đồng để bỏ nẻ ruộng. Sau một tuần đến 10 ngày thấy độ nẻ ruộng khô đã đạt, ổn định thì cho nước vào lại đồng từ 5-7 cm. Việc làm này nhằm mục đích làm sạch ruộng khi các nhánh lúa thấp, tán dưới bị chết sau khi cây lúa đẻ nhánh nhiều. Sau đó tiến hành bón thúc đồng từ 2-4 kg Kaly cho 1 sào lúa; đối với các chân ruộng xấu có thể bổ sung thêm 2kg NPK”.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV, vụ đông xuân năm nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đưa vào gieo cấy khoảng 27.700 ha lúa. Đến thời điểm hiện nay đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây lúa như bệnh đạo ôn lá gây hại tỷ lệ 1-3%, cục bộ nơi cao 10%, bệnh cấp 1-3 xuất hiện ở một số HTX trên địa bàn huyện Phú Lộc; ốc bươu vàng diện tích nhiễm 570 ha, mật độ 2-3 con/m2, chuột gây hại 50 ha, rải rác tỷ lệ 1-2%, nơi cao 5%. Các đối tượng sinh vật hại khác phát triển mật độ và tỷ lệ thấp.

Nguyễn Khánh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, ngành chức năng đã phát đi thông tin cảnh báo đến người dân trên địa bàn tỉnh, cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan, lơ là trong việc phòng ngừa cháy, nổ do nắng nóng.

Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Chủ động hơn với xu hướng du lịch mới

Khảo sát của Booking.com chỉ ra 7 xu hướng du lịch được du khách yêu thích trong năm 2024. Thừa Thiên Huế có điều kiện thuận lợi để đáp ứng các xu hướng mới về du lịch. Vấn đề đặt ra là sự chủ động trong việc nắm bắt và khai thác lợi thế.

Chủ động hơn với xu hướng du lịch mới

TIN MỚI

Return to top