ClockThứ Hai, 10/12/2018 15:35

Có lãng phí?

TTH - Không thể phủ nhận những lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ, công chức, viên chức nằm trong hệ thống hưởng lương từ ngân sách đã đưa lại cho người học nhiều điều bổ ích.

Tuy nhiên, nhìn ở một khía cạnh nào đó, chẳng hạn như khía cạnh kinh tế, chính sách quản lý… tôi mạnh dạn nêu lên điều này: Có chăng sự “ôm đồm” của Nhà nước trong đào tạo lại? Xin kể lại những gì mà người viết bài này đã trải qua. Tôi học Trường đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường ĐH Khoa học) ra trường đã hơn 25 năm. Sau khi ra trường về làm việc ở một đơn vị sự nghiệp của tỉnh. Học văn thì viết báo cũng được chứ sao? Mà học bất cứ ngành nào nếu có khả năng viết lách là được, chứ đòi bằng cấp chuyên ngành làm gì? Tôi đã biết được nhiều người học các chuyên ngành không phải là báo chí nhưng họ viết báo rất hay… là vì họ học chuyên ngành. Ví dụ như đại học các chuyên ngành kinh tế. Cộng thêm có năng khiếu viết lách hoặc là họ tự rèn luyện, đào tạo, họ sẽ viết về lĩnh vực kinh tế có chiều sâu hơn rất nhiều đối với những người ngoài ngành. Cứ đọc các báo chuyên ngành về kinh tế, thấy  những tên tuổi lừng lẫy phân tích các vấn đề kinh tế từ vĩ mô đến vi mô… chúng ta sẽ thấy ngay điều đó. Họ đâu học đại học báo chí nhưng nhuận bút trả cho họ phải tính bằng chữ.

Cũng chính vì đòi hỏi tính “chính danh” nên có nhiều khi rơi vào tình trạng chuộng bằng cấp, không thực chất.

Trở lại vấn đề học của tôi. Vào làm trong đơn vị sự nghiệp một thời gian, tôi được yêu cầu bổ túc bằng ĐH báo chí. Vậy là “khăn gói” lên đường. Dù là học tại chức nhưng cũng mất hai năm rưỡi. Vừa làm vừa “phấn đấu”, thế là được cử đi học trung cấp lý luận chính trị, mất hai năm rưỡi nữa. Sau đó là lớp cao cấp lý luận chính trị - hành chính, mất hai năm rưỡi nữa… Nếu cộng tất cả những lớp tôi đã học từ khi đi làm, chiếu theo thời gian, đã mất tròm trèm bảy - tám năm. Tính ra, thời gian bổ túc kiến thức mất đến mấy chục %.

Đã đi học thì không làm việc. Nhà nước đã tốn phí thời gian và tiền của cho tôi rất nhiều. Có cần thiết phải tính toán lại hiệu quả đào tạo?

Còn một điều khác có thể là bất cập khi đào tạo lặp lại kiến thức. Ví dụ như triết học. Khó có ai sáng tạo ra được các nguyên lý triết học của chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Chúng ta chỉ là tiếp thu, khám phá những nguyên lý vận hành để áp dụng vào thực tiễn công việc sao cho hiệu quả hơn. Ai cũng biết, triết học là một môn được đào tạo rất kỹ trong trường đại học. Vì kết quả học này không được công nhận ở các lớp học khác nên khi học ĐH Báo chí cũng phải học lại triết học. Tương tự như vậy, trung cấp lý luận chính trị cũng phải học lại; cao cấp lý luận chính trị - hành chính cũng phải học lại. Điều này chúng ta áp dụng như học theo tín chỉ ở các trường đại học hiện nay có được không? Nếu được như thế thì tôi nghĩ đỡ tốn rất nhiều thời gian, công sức cho người học, và cả sự đầu tư của Nhà nước. Khi đã có tín chỉ triết học rồi, chẳng hạn, thì nghiễm nhiên không phải học lại. Nếu ai thấy cần thiết phải học lại thì họ tự động tham gia, Nhà nước “không bao cấp” về khoản này nữa!

Chúng ta đã nói nhiều, bàn nhiều về sự lãng phí, hiệu quả không cao trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Thử có một lần nghiền ngẫm, phân tích… về cách đào tạo như vừa nêu, có nên chăng?

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Return to top