ClockThứ Sáu, 27/04/2018 14:30

Giáo dục mầm non, thêm một góc nhìn tốt

TTH - Chất lượng giáo dục tốt, cơ sở vật chất đảm bảo, sức khoẻ các cháu được tăng cường, các tổ chức tôn giáo đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục trẻ, đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh và phát triển giáo dục mầm non (MN).

Cô hiệu trưởng mầm non giàu tâm huyếtXây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâmHỗ trợ cho các nhà đầu tư phát triển giáo dục mầm nonNâng cao chất lượng các trường mầm non ngoài công lập

Bài học ngoại khóa tự tay hái rau, bắt cá... giúp trẻ yêu thích và trân trọng giá trị lao động (Ảnh do Trường MN Bích Trúc cung cấp)

Hiện, trên địa bàn thành phố có 15 trường MN tư thục đã có Quyết định thành lập của UBND TP. Huế, với tổng số 4.493 trẻ/148 nhóm, lớp; trong đó, có 12 trường do tôn giáo mở và có 4 trường MN tôn giáo đạt chuẩn Quốc gia mức độ I (MN Anh Đào, MN Việt Hương, MN Sơn Ca, MN Bích Trúc). Nhiều nữ tu, tăng ni với vai trò quản lý, giáo viên đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục, gắn bó cả cuộc đời mình để chăm lo cho trẻ, yêu thương trẻ như chính người thân của mình.

Trường MN Bích Trúc do Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế thành lập. Ở đây, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên 42 người đều là các nữ tu Công giáo; trong đó, có 92,9% đạt trên chuẩn nghề nghiệp; 83,3% giáo viên xếp loại xuất sắc trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở. Sơ Cao Thị Mỹ Anh, Hiệu trưởng Trường MN Bích Trúc, cho biết: “Mục tiêu giáo dục của trường là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”. Để giáo dục một cách thực tiễn, trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, như cho trẻ đi trải nghiệm tại Nông trại giáo dục Hoa Sen. Ở đó, các cháu lần đầu tiên được thử trồng rau, bắt cá, được tận mắt quan sát các con vật, cây cỏ học trên sách vở. Qua đó, giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu thích lao động, khuyến khích các cháu giúp bố mẹ làm việc nhà.

Tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp trẻ có nhiều trải nghiệm thực tiễn. Ảnh do Trường MN Bích Trúc cung cấp

Trường MN Sơn Ca (Dòng thánh Phaolô, thuộc Tỉnh dòng Đà Nẵng thành lập) có đội ngũ giáo viên bao gồm cả những người không theo đạo Công giáo. Hiện trường có 15 nhóm lớp, với tổng số 457 cháu. Tại đây, 100% trẻ ăn bán trú, theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng, khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm và phụ huynh sẽ biết cụ thể khi họp tại lớp. Các cô thiết lập kế hoạch giúp trẻ chống béo phì, tăng cường vận động bằng cách cho cháu tham gia học aerobic, bơi lội. Sơ Lê Thị Tú Huyền, Hiệu trưởng Trường MN Sơn Ca, chia sẻ: “Chúng tôi đề cao việc giáo dục nhân cách cho trẻ. Các cháu được hướng đến những điều hay lẽ phải, học các phép lịch sự, thói quen tự phục vụ. Ngoài ra, giáo viên luôn cố gắng vận dụng đổi mới, lồng ghép các nội dung phù hợp trong nhiều hoạt động; tổ chức các lễ hội trong trường phong phú, sinh động để đem lại nhiều niềm vui, phấn khích cho trẻ cũng như phụ huynh”.

Các cơ sở giáo dục mầm non tôn giáo đã huy động thêm nhiều trẻ em trên địa bàn đến trường nhờ thời gian đón - trả trẻ linh hoạt, mức thu học phí “mềm” hơn một số cơ sở giáo dục mầm non tư thục khác. Các trường không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, tích cực đầu tư xây dựng và sử dụng có hiệu quả môi trường hoạt động trong lớp và ngoài trời, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo về số lượng, đa dạng về chủng loại để thực hiện chuyên đề.

Tại Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” năm 2018 cấp thành phố có 3 trường MN tôn giáo đạt giải cao: MN Sơn Ca, MN Bích Trúc đạt giải nhì; MN Anh Đào đạt giải ba. Ngoài chất lượng đảm bảo, các trường MN tôn giáo cũng có chế độ ưu tiên miễn giảm học phí cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo. Chị Ngọc Anh (trú tại phường Kim Long, TP. Huế) có con đang theo học tại Trường MN Sơn Ca, vui vẻ cho biết: “Các cô ở đây rất yêu trẻ. Con tôi thích thú đi học, mỗi ngày về lại hào hứng hát ca, tính cách ngày càng lễ phép, hoạt bát. Tôi rất yên tâm khi gửi cháu ở đây”.

Theo đánh giá của bà Hồ Thị Ngọc Như, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, hầu hết các trường mầm non do tôn giáo xây dựng, phát triển đều có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, cơ sở vật chất và môi trường học tập tốt, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con

TIN MỚI

Return to top