ClockThứ Ba, 30/08/2016 05:01

Huy động nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách để phát triển kinh tế

TTH - Bàn về giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư toàn xã hội phục vụ tăng trưởng và phát triển KT- XH giai đoạn 2016- 2020, nhiều ý kiến cho rằng, giải pháp tập trung huy động vốn đầu tư toàn xã hội...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu (thứ 3 hàng sau từ trái qua) trong một lần kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh tại Nhà máy Xi măng Đồng Lâm. Ảnh: Anh Phong

Duy trì phát triển ổn định, hợp lý

Lĩnh vực du lịch - dịch vụ, phấn đấu đến năm 2020 thu hút hơn 5 triệu lượt khách tham quan, trong đó có 3- 4 triệu lượt khách lưu trú, tăng bình quân 12-15%/năm; khách quốc tế đạt 1,7 triệu lượt, tăng bình quân 13%/năm; doanh thu du lịch đạt hơn 6.000 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tăng bình quân trên 17%/năm; doanh thu vận tải và doanh thu dịch vụ bưu chính- viễn thông tăng 20-25%/năm. Giá trị hàng xuất khẩu năm 2020 đạt 1,1 tỷ USD. Đảm bảo chất lượng tín dụng ngân hàng; duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

Theo Kế hoạch phát triển KT- XH 5 năm, giai đoạn 2016- 2020, mục tiêu tổng quát để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ phát triển KT- XH: Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển KT- XH nhanh và bền vững. Phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng “Di sản, văn hóa, cảnh quan, thân thiện với môi trường”; đến năm 2020, xứng tầm là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ của cả nước và khu vực; quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị- xã hội ổn định, vững chắc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Phấn đấu trong giai đoạn 2016- 2020, thực hiện và hoàn thành vượt mức 15 chỉ tiêu phát triển KT- XH chủ yếu là: Tổng GRDP trong tỉnh tăng bình quân trên 9%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 3.400- 3.700 USD; cơ cấu kinh tế dịch vụ- du lịch chiếm tỷ trọng 55%, công nghiệp chiếm 37%; nông - lâm - thủy sản 8%; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 15-20%/năm; thu ngân sách Nhà nước tăng 10- 12%/năm; tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 65-70%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 4%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 50%;... Song song với đó là thực hiện 4 chương trình trọng điểm: Chương trình phát triển du lịch và dịch vụ; Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế- kỹ thuật và phát triển công nghiệp; Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát triển nguồn nhân lực.

Để thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT- XH trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020, kế hoạch đã đưa ra định hướng phát triển ngành và lĩnh vực cùng 5 nhóm giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện là: đột phá phát triển kinh tế; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; phát triển khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; gắn tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao thăm dây chuyền sản xuất bánh gạo của Công ty cổ phần One One miền Trung - KKT Chân Mây- Lăng Cô

Huy động nguồn lực ngoài ngân sách

Giải pháp đột phá phát triển kinh tế giai đoạn 2016- 2020 được UBND tỉnh xác định: Tập trung mục tiêu huy động một cách mạnh mẽ các nguồn lực ngoài ngân sách vào đầu tư, phát triển kinh tế. Để đạt tốc độ tăng GRDP đề ra, thời kỳ 2016- 2020 tỉnh cần huy động khoảng 140- 150 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó đầu tư từ ngân sách Nhà nước khoảng 20- 25%; vốn tín dụng 30- 35%; vốn doanh nghiệp trong nước 10- 15%; đầu tư trực tiếp nước ngoài 10%, ODA và các nguồn viện trợ khác khoảng 5- 6%. Nguồn vốn ngoài ngân sách chiếm chủ yếu trong cơ cấu vốn đầu tư toàn tỉnh.

Nhằm chuẩn bị Kế hoạch phát triển KT- XH giai đoạn 2016-2020 trình kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa VII, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương. Tại cuộc họp này, các đại biểu tập trung thảo luận và chỉ rõ các giải pháp cụ thể, nhất là các giải pháp thu hút đầu tư, phát triển các ngành, lĩnh vực có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế. Thống nhất với kế hoạch phát triển KT- XH của tỉnh, ý kiến các sở, ngành và các địa phương đều cho rằng, hàng năm tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 9%, rất cần sự nỗ lực rất lớn của toàn tỉnh. Bởi muốn đạt được tốc độ tăng trưởng này, phải huy động được các nguồn lực đầu tư cho phát triển cũng như việc áp dụng khoa học và công nghệ. Vì vậy, kế hoạch phải tập trung các giải pháp cụ thể về huy động nguồn lực và cần phải giao chỉ tiêu cụ thể về huy động nguồn lực cho từng sở, ngành và địa phương.

Ông Phan Thiên Định, Giám đốc Sở KH-ĐT nêu quan điểm, cần thay đổi tư duy trong toàn bộ hệ thống, lấy tư duy hỗ trợ doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp làm chủ đạo, thay cho tư duy quản lý doanh nghiệp. Quyết liệt trong cải cách hành chính; tập trung chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh. Tạo lập môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng, minh bạch thông qua việc nghiêm túc triển khai thực hiện các Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Một số ý kiến cho rằng, trong phạm vi quyền hạn của tỉnh, cần thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo hướng có lợi nhất cho nhà đầu tư. Đề xuất với Trung ương một số cơ chế, tạo đột phá phát triển kinh tế, thông qua việc xây dựng một số đề án cụ thể.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cho rằng, Kế hoạch phát triển KT- XH giai đoạn 2016- 2020 là cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, vì vậy các chỉ tiêu sẽ thống nhất theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh; riêng đối với các chỉ tiêu ngành, lĩnh vực, cần phải cụ thể và phân kỳ để phấn đấu thực hiện trong từng năm. Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, trong giải pháp thực hiện, các ngành và địa phương phải đề xuất các giải pháp khắc phục sự cố môi trường biển; quan tâm việc giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là vốn vay trái phiếu, phục vụ phát triển sản xuất và xã hội, có như vậy mới tạo điều kiện và cơ sở cho phát triển KT- XH bền vững.

Thực hiện Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư, tháng 8/2016, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư và trao 16 giấy chứng nhận đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 7.744 tỷ đồng và ký 6 thỏa thuận hợp tác với các đối tác, nhà đầu tư. Nhiều doanh nghiệp khẳng định sẽ trở thành nhà đầu tư chiến lược để kêu gọi, liên kết thêm các nhà đầu tư khác đến Huế. Thời gian tới, tỉnh tập trung thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn tỉnh; phấn đấu đến năm 2020, thu hút 5- 10 nhà đầu tư, tập đoàn lớn có năng lực và uy tín đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng giao thông, đường bay, các dịch vụ du lịch cao cấp, sản xuất công nghiệp sạch, có giá trị gia tăng cao.

THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Return to top