ClockThứ Tư, 24/04/2024 05:54

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

TTH - Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Lan tỏa các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”Trân quý những giá trị từ phong trào “Dân vận khéo” Hiệu quả từ hội thi “Dân vận khéo”

 Lực lượng dân quân tự vệ thông qua phong trào "Dân vận khéo" về với dân giúp làm đất trồng rau

Hơn 160 mô hình “Dân vận khéo”

La Vân Hạ (xã Quảng Thọ) là thôn đạt chuẩn NTM nâng cao đầu tiên của huyện Quảng Điền. Trưởng thôn Hoàng Công Thông cho biết, việc kết hợp phong trào thi đua “Dân vận khéo” với xây dựng thôn NTM kiểu mẫu là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân trong thôn. Ban điều hành thôn rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình và có giải pháp cụ thể trong triển khai thực hiện. Lựa chọn tiêu chí có thế mạnh, có tính đột phá để ưu tiên thực hiện trước và từng bước nâng cao, hoàn thiện các tiêu chí còn lại.

Bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, thôn La Vân Hạ đã huy động 3,539 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng thôn NTM khang trang, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Thôn có 100% đường xóm có điện, 100% hộ dùng điện thắp sáng và nước sạch, các phương tiện nghe nhìn và mạng internet được phủ sóng toàn thôn. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 0,86%; bình quân thu nhập đầu người năm 2023 đạt 63,2 triệu đồng/người/năm.

La Vân Hạ là một điển hình của huyện Quảng Điền trong phong trào “Dân vận khéo” được nhiều địa phương khác học tập. Đến nay, qua xây dựng và nhân rộng phong trào, trên địa bàn huyện có 48 mô hình “Dân vận khéo” cấp huyện, 113 mô hình cấp cơ sở; trong đó, lĩnh vực kinh tế có 56 mô hình, lĩnh vực văn hóa - xã hội có 108, lĩnh vực quốc phòng - an ninh có 57; lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có 12 mô hình. Có 36 thôn và 53 dòng họ đăng ký không có hộ nghèo là cơ sở các địa phương xây dựng kế hoạch, phương án thoát nghèo đối với từng thôn, dòng họ và có các giải pháp thực hiện thiết thực, cụ thể.

Ngoài ra, mặt trận, các ban ngành, đoàn thể đã tranh thủ từ các nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân hỗ trợ cho 109 hộ nghèo xây dựng mới và sửa chữa nhà ở với kinh phí 2.665 triệu đồng; hàng tỷ đồng hỗ trợ mô hình sinh kế, sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ vốn sản xuất và giáo dục, dụng cụ học tập, học phí; 175 hộ từ nguồn vận động gia đình và nguồn xã hội hóa ở địa phương được hỗ trợ tiền điện, bảo hiểm y tế và hàng ngàn suất quà đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khó khăn đột xuất. Cấp 747 thẻ cho người thuộc hộ nghèo, 2.322 người thuộc hộ cận nghèo với kinh phí 2.520 triệu đồng…

Thông qua phong trào “Dân vận khéo” huyện Quảng Điền đã huy động xây mới và sửa chữa hàng trăm ngôi nhà cho hộ nghèo 

Tiếp tục nhân rộng nhiều mô hình

Để có được kết quả đó, hằng năm, Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo triển khai xây dựng mới các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, hướng vào giải quyết những vấn đề khó, phức tạp nảy sinh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Căn cứ tình hình thực tế, các địa phương, đơn vị thống nhất lựa chọn, đăng ký mô hình, đồng thời triển khai tổ chức thực hiện đến các chi bộ; thường xuyên quan tâm rà soát, bổ sung mô hình gắn với hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo duy trì, nhân rộng các mô hình đã phát huy hiệu quả, có sức lan tỏa trong cộng đồng.

Tại các khu dân cư, phong trào thi đua “Dân vận khéo” được tuyên truyền sâu rộng, góp phần phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của các tầng lớp nhân dân, khuyến khích nhân dân hăng hái tham gia, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; xây dựng khu dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn. Qua đó, lan tỏa được những tấm gương tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” có những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, khích lệ, nhân rộng điển hình “Dân vận khéo” trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.

Chính quyền các cấp đã phát động nhiều phong trào thi đua “Dân vận khéo”; trong đó, tập trung vào việc thực hiện chương trình trọng điểm về thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giảm nghèo bền vững; Đề án “Ngày Chủ nhật xanh”, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số bước đầu đạt nhiều kết quả. Chương trình xây dựng NTM và NTM nâng cao được thực hiện quyết liệt, toàn diện. Huyện Quảng Điền phấn đấu đạt tiêu chí NTM nâng cao trong năm 2025.

Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Quảng Điền Phan Cảnh Ngưu chia sẻ: Việc phát huy hiệu quả các mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng NTM không chỉ làm đổi thay diện mạo các vùng quê nông thôn, mà còn đóng góp tích cực nguồn lực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác giảm nghèo của địa phương.

“Quảng Điền tiếp tục triển khai thực hiện các phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong toàn hệ thống chính trị gắn với các phong trào xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, góp phần tạo sự đồng thuận, củng cố và nhân lên niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị”- ông Phan Cảnh Ngưu nhấn mạnh.

Bài, ảnh: THÁI BÌNH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

TIN MỚI

Return to top