Thế giới

Khuôn khổ kinh tế IPEF có hiệu lực tại Hàn Quốc

ClockThứ Tư, 17/04/2024 16:56
TTH.VN - Bộ Thương mại Hàn Quốc ngày 17/4 thông tin, một thỏa thuận Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu về chuỗi cung ứng vừa có hiệu lực tại Hàn Quốc.

Các nhà lãnh đạo nhất trí về ba trụ cột hợp tác tại đàm phán IPEF do Mỹ dẫn đầuTiến trình đàm phán IPEF đang được thúc đẩy để sớm hoàn thành

 Khuôn khổ kinh tế IPEF được thiết kế để thiết lập một chuỗi cung ứng khu vực ổn định. Ảnh minh họa: Báo Hà Nội Mới

Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) được Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra vào năm 2022, với sự tham gia của 14 quốc gia thành viên, trong đó có Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản.

Phát biểu trong khuôn khổ cuộc họp với các giám đốc điều hành doanh nghiệp, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Cheong In-kyo chia sẻ: “Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch đưa ra các biện pháp để áp dụng IPEF vì đất nước cần một chính sách hỗ trợ chuỗi cung ứng công nghiệp”.

Được biết, IPEF có 4 trụ cột, gồm thương mại, khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, nền kinh tế sạch và nền kinh tế công bằng. Thỏa thuận được thiết kế để thiết lập một chuỗi cung ứng khu vực ổn định. Các quốc gia thành viên thúc đẩy mở rộng đầu tư, cải thiện dịch vụ hậu cần cũng như nghiên cứu và phát triển chung (R&D) để tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng.

Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng chuỗi cung ứng, 14 quốc gia sẽ ngay lập tức vận hành mạng lưới ứng phó khủng hoảng để hành động cùng nhau. Mạng lưới ứng phó khủng hoảng sẽ tổ chức cuộc họp khẩn cấp trong vòng 15 ngày khi được các quốc gia thành viên yêu cầu để thảo luận về các biện pháp khắc phục, có thể kể đến như kết nối cung cầu giữa các công ty và tìm kiếm các tuyến vận tải thay thế. Đặc biệt, do Hàn Quốc phụ thuộc vào nhập khẩu các loại nguyên liệu thô chính nên thỏa thuận này dự kiến sẽ tăng khả năng ứng phó với khủng hoảng chuỗi cung ứng của quốc gia.

Vào năm ngoái, các nước đã đạt được thỏa thuận về trụ cột liên quan đến khả năng phục hồi chuỗi cung ứng.

Điều này đánh dấu thỏa thuận đa phương đầu tiên mà Hàn Quốc tham gia, liên quan đến các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Korea Herald & mk.co.kr)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thay đổi thời gian phổ biến một số thông tin thống kê quan trọng

Ngày 19/7, Cục Thống kê tỉnh cho biết, từ 1/8/2024, đơn vị sẽ có một số thay đổi về lịch phổ biến một số thông tin thống kê và thời gian công bố số liệu chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) để phù hợp với những quy định mới.

Thay đổi thời gian phổ biến một số thông tin thống kê quan trọng
Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khoá VIII:
Tạo động lực bứt phá trong 6 tháng cuối năm

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 17/6, HĐND tỉnh thảo luận tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), an ninh quốc phòng (ANQP) 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Tạo động lực bứt phá trong 6 tháng cuối năm
Nam Đông phát triển kinh tế vườn

Đặc thù của miền núi Nam Đông có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế vườn. Tận dụng lợi thế này, các địa phương, người dân đầu tư phát triển sản xuất cây trồng, vật nuôi, mỗi ha cho thu nhập mỗi năm từ 55 triệu đồng trở lên.

Nam Đông phát triển kinh tế vườn
Return to top