ClockThứ Tư, 31/10/2018 14:29

Khả năng hấp thụ vốn yếu

TTH - Chương trình “Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp” là một chương trình hay. Mục đích của chương trình là nhằm hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.

Theo Nghị định 56 – 2009 của Chính phủ thì doanh nghiệp vừa và nhỏ được xác định theo hai tiêu chí chính, đó là: tổng nguồn vốn và số lượng lao động. Có 3 lĩnh vực được phân chia, gồm: Nông –lâm- thủy sản, công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ. Tùy theo lĩnh vực mà số vốn và tổng lao động được xác định khác nhau. Chẳng hạn doanh nghiệp được xác định là loại vừa ở lĩnh vực thương mại và dịch vụ có tổng nguồn vốn là từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng; tổng nguồn lao động là từ trên 50 người đến 100 người. Doanh nghiệp nhỏ thì hai tiêu chí nêu trên được xác định nhỏ hơn. (Tổng nguồn vốn được xác định: tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bản cân đối kế toán của doanh nghiệp). Ở đây còn có một khái niệm nữa, đó là doanh nghiệp siêu nhỏ. Doanh nghiệp siêu nhỏ không xác định tổng nguồn vốn mà chỉ xác định tổng lượng lao động là từ 10 người trở xuống.

Đặc điểm của doanh nghiệp Thừa Thiên Huế chiếm một tỷ lệ rất lớn là dạng doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ.

Hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Có thể gọi chung là hoạt động kinh tế. Từ hoạt động sinh lãi cho doanh nghiệp (cũng có thể là lỗ). Hoạt động của ngân hàng là hoạt động tiền tệ - tài chính với vai trò là trung gian kết nối qua hoạt động tín dụng. Cũng là một hoạt động kinh tế. Ngân hàng để tránh mất vốn họ thường yêu cầu có tài sản thế chấp. Mà loại hình doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ thường rất thiếu tài sản đảm bảo. Chính vì vậy mà chúng ta thấy hai dạng doanh nghiệp này khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng (trừ có sự bảo lãnh nào đó).

Vì thế nên hiểu rằng, cam kết hỗ trợ vốn của ngân hàng là một chuyện, còn giải ngân được hay không là một chuyện khác. Nói một cách khác, dù chính quyền hoặc các tổ chức nào đó có tổ chức kết nối ngân hàng – doanh nghiệp thì cũng chỉ là một động thái mang tính hỗ trợ, động viên, “lưu ý”… là chủ yếu chứ không mang tính pháp lý. Vì bản chất hoạt động kinh tế, dù có thế nào cũng hướng đến bảo toàn vốn, sinh lãi. Ngân hàng lại càng chú trọng điều này. Cho nên chúng ta không lạ gì, sau 4 năm triển khai Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tại một hội nghị liên quan đến vấn đề này vừa được tổ chức tại Huế, số liệu cho biết, có 24 ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn thì cả 24 tham gia chương trình này. Con số cam kết tài trợ tín dụng là 52.500 tỷ đồng, nhưng mới chỉ giải ngân được 13.500 tỷ đồng.

Dù hoạt động như thế nào đi nữa thì điều cần thiết là phải tìm một hướng nào đó hoạt động hiệu quả hơn. Qua con số giải ngân thời gian qua từ chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp hoạt động đã cho thấy điều đó. Mặt khác, doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế nói chung vốn đã có quy mô nhỏ nhưng sức hấp thụ nguồn vốn lại càng nhỏ hơn. Doanh nghiệp không thể kiến nghị một cách chung chung khi có một cơ hội nào đó mà phải tự tìm giải pháp tăng năng lực hoạt động của mình. Ở đây là nỗ lực tìm kiếm giải pháp đảm bảo các điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng.

Lê Nhi Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

Ngày 27/3, Ban Giám đốc Sở Y tế có buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khả năng triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025-2030”, trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030
Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài

Theo kế hoạch hành động vừa được Nội các Trung Quốc công bố, Trung Quốc sẽ tiếp tục rút ngắn danh sách cấm đối với đầu tư nước ngoài và thực hiện các chương trình thí điểm nhằm tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn cho các công ty toàn cầu trong lĩnh vực đổi mới khoa học và công nghệ.

Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài
Tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế: Một bàn tay không làm nên tiếng vỗ

Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là định hướng lớn và xuyên suốt nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2024 của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này cần nhiều hơn các giải pháp vực dậy nền kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới, trong nước vẫn dự báo còn nhiều khó khăn.

Tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế Một bàn tay không làm nên tiếng vỗ
Khả năng hỗ trợ của công nghệ trong lĩnh vực quản trị nhân sự

Theo nghiên cứu toàn cầu “Định hình chiến lược con người trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của Công ty Tư vấn, môi giới bảo hiểm và quản lý rủi ro đa quốc gia Willis Towers Watson (WTW) với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), các xu hướng công nghệ sẽ dẫn đến sự tái phát minh về vai trò tương lai của các nhà quản trị nhân sự (HR), chuyển sang hướng thúc đẩy chuyển đổi kinh doanh và năng suất.

Khả năng hỗ trợ của công nghệ trong lĩnh vực quản trị nhân sự
Ấn Độ khả năng sẽ duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo trong năm 2024

Theo Tờ The Straits Times ngày 20/11, Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, được dự báo sẽ duy trì hạn chế xuất khẩu gạo trong năm tới, một động thái có thể giữ giá gạo gần với mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008.

Ấn Độ khả năng sẽ duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo trong năm 2024
Return to top