ClockThứ Hai, 08/09/2014 11:32

Lớp nhô ở Phú Sơn

TTH - "Cháu rất vui vì được đi học gần nhà, không phải đi xa như trước nữa...". Lớp trưởng Lê Văn Mạnh, học sinh lớp 7 nhô của Trường tiểu học Phú Sơn (Hương Thủy) trước năm học mới nói.

Giờ chơi ở Trường tiểu học Phú Sơn

Lớp 7 nhô Phú Sơn năm nay vẫn đủ 25 học sinh của lớp 6 năm ngoái - năm đầu tiên cả xã vui mừng đón lớp nhô đầu tiên. Kết thúc năm học này, Phú Sơn có 6 học sinh giỏi và 8 học sinh tiên tiến. Tiếp tục năm thứ 2, Phú Sơn đón 24 học sinh vào lớp 6, từ đây, niềm hy vọng về tương lai của trẻ em Phú Sơn sẽ không bị “đứt gánh” do đường xa cách trở.

“Bà con rất vui vì có lớp nhô, các cháu được đến lớp ngay tại địa phương, phụ huynh yên tâm làm ăn. Trước đây, do phải gửi con ở trường xa, các gia đình cùng thuê một phòng cho các con rồi thay phiên nhau chăm sóc, rất bất tiện. Có nhiều nhà không theo được hết năm này qua năm khác nên con phải nghỉ học giữa chừng”, ông Đỗ Viết Tùng, Chủ tịch UBND xã Phú Sơn kể.
Hoà trong không khí năm học mới của cả nước, học sinh 2 lớp 6 và 7 của Trường tiểu học Phú Sơn bắt đầu làm quen với trường lớp và thầy cô giáo từ trước ngày khai giảng. Thầy cô của các em năm nay là lớp giáo viên mới vừa được Phòng Giáo dục-Đào tào thị xã điều động từ các trường THCS khác, thay cho số thầy cô đã hoàn thành nhiệm vụ năm trước. “Người ít nhất thì 2 tiết, nhiều nhất thì 8 tiết. Qua những ngày đầu, các thầy cô giáo vẫn đảm bảo đúng giờ giấc và chất lượng dạy học. Các giáo viên năm ngoái đã giúp chúng tôi với tinh thần trách nhiệm rất cao, chất lượng dạy tốt”. Thầy Hồ Hoàng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Sơn, ghi nhận.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Sương, giáo viên Trường TH và THCS Thuỷ Tân, nói: “Từ nhà về đây đến 30km, nhưng mình vẫn vui vẻ nhận lời khi được điều động. Dù ở đâu, quan trọng nhất là phải làm tốt công tác chuyên môn. Ở đây, học sinh ngoan và môi trường rất thân thiện. Mình chỉ muốn cố gắng để giúp các em theo kịp với các bạn vùng đồng bằng”. Thầy giáo Nguyễn Văn Thắng, Trường THCS Phú Bài, cho biết: “Vào đây, mình thấy giúp được cho học sinh. Các em rất ngoan, nhiệt tình, hợp tác rất nhiều. Sức học tuy không thể bằng các vùng khác, nhưng các em vẫn đảm bảo được chương trình”.
Khó khăn hiện nay của 2 lớp nhô THCS ở Phú Sơn là cơ sở vật chất. “Buổi sáng, chúng tôi sử dụng phòng học cho 2 lớp 6 và 7, buổi chiều lại dùng cho bậc tiểu học nên cũng có bất cập về độ cao của bàn ghế. Hơn nữa, nhà trường chỉ có 5 phòng học cho 7 lớp, nên số lớp học 2 buổi/ngày phải giảm đi. Về lâu dài thì không ổn, vì càng ngày càng phải thêm lớp, trong khi phòng chức năng cho 2 lớp 6 và 7 cũng chưa có”, thầy Hồ Hoàng nói. Vì vậy, để giải quyết khó khăn này, nhà trường đã kiến nghị các cấp tạo điều kiện để trường có thêm 10 phòng học mới, đảm bảo cho học sinh học đủ 2 buổi ngày và có đủ phòng chức năng cho các bậc học. Chủ trương đã có, tuy nhiên do còn khó khăn nhiều về vấn đề kinh phí nên lộ trình để Phú Sơn có thể có đủ cơ sở vật chất thì cũng phải 2-3 năm nữa mới đảm bảo.
“Đã qua năm học đầu tiên và bắt đầu năm thứ 2, chúng tôi rất mừng vì thấy chất lượng học sinh được đảm bảo. Sau khi các em hoàn thành xong chương trình lớp 8, chúng tôi sẽ có hồ sơ xin thành lập trường ghép TH và THCS tại đây. Chỉ có như vậy, mới có điều kiện xin thêm biên chế, các thầy cô giáo cũng yên tâm công tác hơn”, thầy Hồ Hoàng nói thêm.
Hy vọng một ngày không xa, vùng khó Phú Sơn sẽ bớt khó hơn nhiều trong chuyện học.
Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cha mẹ cần theo sát và định hướng con trên không gian mạng

Từ thành thị đến nông thôn, trẻ em được ba mẹ cho sử dụng điện thoại để truy cập internet là điều khá phổ biến hiện nay. Nhưng theo sát và định hướng con trong quá trình con tiếp cận với những trang mạng xã hội là điều không phải cha mẹ nào cũng chú tâm. Để rồi, có những hệ lụy không mong muốn đã xảy ra...

Cha mẹ cần theo sát và định hướng con trên không gian mạng
Kích thích sáng tạo của học sinh tiểu học

Qua gần 1 năm học triển khai đại trà ở cấp tiểu học, giáo dục STEM lôi cuốn sự hứng thú và kích thích sự sáng tạo của học sinh. Điều này được khẳng định qua các sản phẩm trưng bày tại ngày hội STEM cấp tiểu học lần đầu tiên được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức vào cuối tháng Tư.

Kích thích sáng tạo của học sinh tiểu học
Return to top