ClockThứ Năm, 27/04/2017 07:45

Nghiên cứu mới: Mực nước biển có thể tăng lên gần 3m trong 80 năm tới

TTH.VN - Theo một nghiên cứu mới, nếu con người không nhanh chóng hành động để hạn chế ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu mà con người tạo ra, mực nước biển có thể tăng hơn 2,7m (9 feet) trong vòng 80 năm tới.

Trung Quốc: biến đổi khí hậu khiến mực nước biển tăng cao kỷ lục trong năm 2016Các nước giàu tái cam kết 100 tỷ USD/năm chống biến đổi khí hậuThành phố New York sẽ chìm trong nước bởi những trận lũ định kỳ

Mực nước biển dâng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều thành phố trên thế giới. Ảnh: AP

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát triển một kịch bản xấu nhất liên quan đến mực nước biển khi cảnh báo mực nước có thể dâng lên đến hơn 2,7m chỉ trong 80 năm, nếu các động thái rộng rãi không nhanh chóng được triển khai nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu.

Được xuất bản hồi đầu tháng 4/2017, nghiên cứu với tựa đề Dự báo xác suất tăng mực nước biển cùng với Trung tâm Hải dương học Quốc gia Southampton của Anh, tìm cách quan sát sự ảnh hưởng của tốc độ phát thải carbon dioxide hiện tại, dựa trên những số liệu cập nhật nhất.

Đồng tác giả và nhà khoa học Sybren Drijfhout, giáo sư về Hải dương học Vật lý, cảnh báo: "sự nóng lên toàn cầu nếu không suy giảm sẽ dẫn đến việc mực nước biển dâng lên nhiều mét - có thể là hơn 10 m - trong vòng vài thế kỷ tới, đe dọa nghiêm trọng đến nhiều thành phố trên toàn thế giới".

Theo ông Drijfhout, "điều quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và công chúng là biết được những hậu quả có thể xảy ra khi lượng khí thải CO2 không giảm, nhất là khi có khoảng cách về thời gian rất lớn giữa việc làm giảm lượng khí thải và tình trạng nước biển dâng".

Ông thừa nhận "đây có thể là một kịch bản không tưởng, nhưng chúng ta không thể loại trừ khả năng mực nước biển toàn cầu tăng thêm hơn 3 mét vào năm 2100. "

"Đây là lần đầu tiên các kỹ thuật thống kê được sử dụng để phát triển một kịch bản như thế này, trong khi các dự báo mực nước biển cao cấp trước đây luôn dựa trên sự đánh giá chuyên môn chủ quan", ông nói, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải luật hoá các dự thảo về những chương trình khí hậu quốc tế ngay lập tức.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Sputnik & Nationalgeographic)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top