ClockThứ Ba, 11/10/2016 14:30

Thành phố New York sẽ chìm trong nước bởi những trận lũ định kỳ

Những trận lũ lịch sử như đợt lũ do bão Sandy gây ra năm 2012 sẽ trở thành "khách quen" của thành phố New York cũng như vùng duyên hải Đông Bắc của Mỹ vào thế kỷ tới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới tình trạng nước biển dâng và hoạt động của bão.


Cảnh ngập lụt trên một đường phố ở Queens Borough, New York, Mỹ sau cơn bão Sandy ngày 29/10/2012. Nguồn: THX

Nghiên cứu công bố trong tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences phát hành ngày 10/10 cho biết ở mức độ ảnh hưởng "khiêm tốn" nhất của biến đổi khí hậu, lũ sẽ xuất hiện với mức độ thường xuyên gấp 3 - 4 lần. Tuy nhiên, với viễn cảnh xấu nhất, mức độ thường xuyên sẽ tăng gấp 17 lần. 

Điều này có nghĩa là kể từ năm 2100, những đợt lũ lớn như đợt lũ sau bão Sandy, vốn chỉ diễn ra 400 năm một lần trong điều kiện môi trường hiện tại, sẽ xuất hiện 20 năm/lần. 

Nguyên nhân là do nước biển sẽ tiếp tục dâng cao và bão sẽ trở nên dữ dội hơn trong môi trường nhiệt độ cao hơn. 

Kết quả nghiên cứu được đưa ra dựa trên sự kết hợp giữa các dữ liệu lịch sử và công nghệ dự đoán thông qua lập trình mẫu máy tính, theo đó, phương pháp phân tích của nghiên cứu này cũng có thể áp dụng cho các khu vực duyên hải khác trên thế giới. 

Trưởng nhóm nghiên cứu Ning Lin, đồng thời là trợ giảng tại Đại học Princeton, cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên đưa ra các dự báo bằng cách phân tích cách biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nước biển dâng và hoạt động của các cơn bão. 

Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính để giảm tình trạng biến đổi khí hậu. 

Bão Sandy đã cướp đi sinh mạng của 157 người và gây thiệt hại khoảng 70 tỷ USD khi tàn phá bờ Đông Bắc nước Mỹ năm 2012. Nhiều địa điểm tại thành phố New York ngập sâu 3 mét. 

Nhằm hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu, thế giới vừa phê chuẩn Hiệp định Paris, văn kiện đang bước vào giai đoạn chuẩn bị thứ hai sau khi có được sự phê chuẩn của 72 quốc gia chiếm 56% lượng khí thải toàn cầu và dự kiến sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 4/11 tới./.

Theo VIetnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ New York tới La Habana: Nâng tầm vị thế quốc tế - Vun đắp tình hữu nghị thuỷ chung

Tối 28/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez cùng Phu nhân.

Từ New York tới La Habana Nâng tầm vị thế quốc tế - Vun đắp tình hữu nghị thuỷ chung
New York dẫn đầu bảng xếp hạng 1.000 thành phố toàn cầu

Hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics vừa công bố Chỉ số Thành phố toàn cầu đầu tiên của đơn vị này, được cho là “đánh giá toàn diện về 1.000 nền kinh tế đô thị lớn nhất của thế giới”.

New York dẫn đầu bảng xếp hạng 1 000 thành phố toàn cầu
New York dẫn đầu danh sách 50 thành phố giàu nhất thế giới

New York là thành phố giàu nhất thế giới, với 359.500 triệu phú và 60 tỷ phú, theo một nghiên cứu mới của Henley & Partners phối hợp với New World Wealth; trong đó, dân số triệu phú ở New York đã tăng vọt 48% trong thập kỷ qua.

New York dẫn đầu danh sách 50 thành phố giàu nhất thế giới
Hưởng ứng Ngày Đất ngập nước Thế giới (2/2)
Trân quý giữ gìn, phát triển tài sản thiên nhiên ban tặng

Bảo tồn, phát triển sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước lâu nay được các các cấp, ngành, địa phương quan tâm.

Trân quý giữ gìn, phát triển tài sản thiên nhiên ban tặng
Return to top