ClockThứ Bảy, 24/11/2018 12:36

Nhường chỗ

Nhường nhịn

Có việc, sáng chủ nhật, tôi đáp xe buýt từ Huế ra trung tâm huyện Phong Điền. Hôm ấy, xe đông khách. Đến trạm chờ trên đường Nguyễn Huệ thì đã hết chỗ ngồi, đành phải đứng.

Chưa kịp ổn định thì từ dãy ghế phía sau, một thanh niên đứng nhanh dậy. Anh rời chỗ, đến khu vực gần cửa,mời một cụ già đến chỗ anh ngồi rồi ân cần dắt vị khách không quen đến tận nơi. Chiếc xe lắc khá mạnh, cụ già đứng không vững, bíu vào cánh tay mạnh mẽ của anh thanh niên. Khi đã yên vị trên chiếc ghế hiếm hoi vừa được nhường, cụ già nở nụ cười, khẽ cúi đầu cảm ơn với vẻ mãn nguyện.

Phần mình, dù đã bám chặt tay vào chiếc vòng trên thân xe nhưng tôi cứ chực ngã mỗi khi xe chao, lắc. Nghĩ đến đoạn đường còn dài phía trước, cảm giác say xe bắt đầu nôn nao.

- Cô xuống ở đâu?-Một thanh niên trông gầy yếu, đeo khẩu trang gần kín mặt ngồi trên ghế bên cạnh chỗ tôi đứng, bắt chuyện.

Khi biết tôi xuống trung tâm huyện Phong Điền, còn cách khoảng gần 30 cây số nữa, cậu liền đứng dậy, nhường chỗ. Trong cảm giác buồn nôn chực trào khi đứng như đưa võng giữa xe, chỉ mong có thế, tôi mừng như bắt được của, cảm ơn chàng trai rồi ngồi ngay xuống ghế.

Xe chạy được một quãng rất xa thì hành khách cạnh tôi tới bến. Lúc ấy, chàng trai nhường chỗ cho tôi vội ghé ngồi. Nhìn sang, tôi thấy cậu ấy rất mệt, vầng trán xanh xao lộ ra ướt đẫm mồ hôi.

- Sao vậy, cháu mệt à?-Tôi băn khoăn.

Vài câu trò chuyện, mới hay chàng trai ấy ở xã Phong Hiền, vừa vào Huế điều trị bệnh, mới đỡ nên được xuất viện về nhà.

- Cháu có sao không?-Tôi băn khoăn.

- Không sao đâu cô. Dù sao cháu cũng là con trai mà- Cậu thanh niên đùa, ánh mắt lấp lánh, trong trẻo.

Sau chuyến xe buýt hôm ấy, tôi cứ nghĩ mãi. Việc thanh niên, đàn ông nhường chỗ cho phụ nữ, người già trên xe  là phép lịch sự tối thiểu, hiển nhiên. Nhưng trong cuộc sống ngày nay, khi việc nhường nhịn trở nên khan hiếm, tôi thật sự cảm động trước nghĩa cử đẹp của hai thanh niên trên chuyến xe buýt hôm ấy.

Không chỉ nhường chỗ ngồi trên những chuyến xe chật chội. Hàng ngày, nếu mọi người biết nhường nhau một tý trên đường, nhường nhau khi xếp hàng mua vé, nhường nhau khi thanh toán tiền ở siêu thị, khi chen chân nơi công cộng...thì cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn và bớt đi những điều phiền nhiễu từ những điều tử tế.

Nhật Nguyên 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Em và ngày hội đọc sách

So với các bạn cùng trang lứa TP. Huế và vùng đồng bằng, các bạn nhỏ ở huyện vùng núi, vùng xa Nam Đông và A Lưới thiệt thòi hơn nhiều về điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin...

Em và ngày hội đọc sách
Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”

Ngày 21/4, tại tổ dân phố 4, Khối Dân vận phường Phường Đúc (TP. Huế) tổ chức khánh thành “Điểm xanh văn hóa”, trị giá hơn 50 triệu đồng.

Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”
Return to top