ClockChủ Nhật, 21/04/2024 13:30

Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”

TTH.VN - Ngày 21/4, tại tổ dân phố 4, Khối Dân vận phường Phường Đúc (TP. Huế) tổ chức khánh thành “Điểm xanh văn hóa”, trị giá hơn 50 triệu đồng.

Làm việc thiện, lan tỏa yêu thươngCần truyền thông sâu rộngNối dài “cánh tay” để bảo vệ quyền trẻ em“Cùng hành động để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập”

Trồng cây lưu niệm sau lễ khánh thành 

Công trình gồm nhiều hạng mục như: vườn hoa, dụng cụ thể dục thể thao, cầu trượt….; là điểm sinh hoạt cộng đồng khu dân cư; nơi vui chơi của các em thanh thiếu nhi trên địa bàn phường. Đây là hoạt động thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy Huế về hỗ trợ xây dựng “Điểm xanh văn hóa”; thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy phường Phường Đúc về xây dựng “Điểm xanh văn hóa” trên địa bàn phường năm 2024 và các năm tiếp theo.

Từ sự chung tay đồng lòng của Đảng ủy- HĐND- UBND- UBTQVN và các đoàn thể chính trị- xã hội của phường, cùng cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn, đã hoàn thành việc xây dựng “Điểm xanh văn hóa” tại tổ dân phố 4 với kinh phí hơn 50 triệu đồng. Dự kiến thời gian tới, sẽ tiếp tục bổ sung thêm một số hạng mục trị giá khoảng 5 triệu đồng. Lãnh đạo phường Phường Đúc nhấn mạnh: Trong thời gian đến, sẽ phấn đấu mỗi tổ dân phố đều có điểm xanh; mỗi cơ quan đơn vị đều có không gian làm việc xanh, ngập tràn sắc hồng cố đô, để phường Phường Đúc trở thành một phường xanh-sạch-sáng- văn minh, góp phần xây dựng TP. Huế là thành phố 4 mùa hoa.

Dịp này, UBND phường tặng gần 30 suất quà cho các hoàn cảnh khó khăn; ra mắt tổ tự quản “Điểm xanh văn hóa” . 

Tin, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách

Văn hóa bản địa là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Sự độc đáo, khác biệt của sản phẩm du lịch cũng do yếu tố văn hóa bản địa quyết định. Các địa phương tại Thừa Thiên Huế có những lễ hội đặc sắc, nhưng để thu hút khách cần thiết phải đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng từ yếu tố này và chú trọng hơn công tác quảng bá.

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách
Nơi “gặp gỡ” văn hóa

Bên cạnh chức năng chính trưng bày các hiện vật, nhiều bảo tàng, không gian văn hóa nghệ thuật còn đảm nhận một chức năng quan trọng khác đó là tổ chức các sự kiện giao lưu, trò chuyện, tọa đàm những vấn đề liên quan. Chính những không gian như thế đã trở thành điểm đến, tạo được sự kết nối giữa giới nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa cũng như những người có niềm đam mê gặp gỡ.

Nơi “gặp gỡ” văn hóa
50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian

Thừa Thiên Huế là vùng đất mang dấu ấn của thời di dân mở nước hơn 700 năm. Vì thế, cội nguồn văn hóa hình thành từ sự dung hợp bản sắc văn hóa của cư dân bản địa cùng cư dân Việt từ khắp các vùng miền của đất nước. Văn hóa dân gian luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng người Huế.

50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian
Cử tri và Nhân dân đánh giá cao kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nhấn mạnh, cử tri và nhân dân đánh giá cao những chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; đồng thời, đánh giá cao kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cử tri và Nhân dân đánh giá cao kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin của Nhân dân

Sau 5 năm thực hiện Luật Tiếp cận thông tin (TCTT) đã góp phần hình thành cơ chế giám sát có hiệu quả từ Nhân dân tới các hoạt động của cơ quan hành chính, đảm bảo công tác quản lý nhà nước có hiệu lực và hiệu quả, tạo sự đồng thuận, nâng cao lòng tin của Nhân dân vào Nhà nước.

Bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin của Nhân dân

TIN MỚI

Return to top