ClockChủ Nhật, 08/01/2017 18:34

Ra mắt sách về họa sĩ Đinh Cường nhân một năm ngày mất của ông

TTH - Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội Nhà văn tỉnh, Hội Mỹ thuật tỉnh, NXB Hội Nhà văn và Trung tâm Văn hóa Phương Nam vừa tổ chức kỷ niệm 1 năm ngày mất họa sĩ Đinh Cường và ra mắt cuốn sách “Đinh Cường- ra đi mới biết lòng vô hạn”.

Là một họa sĩ tài danh, sinh thời, Đinh Cường (1939-2016) có hơn 50 cuộc triển lãm tranh trong cuộc đời nghệ thuật của mình. Là người con của Huế, họa sĩ Đinh Cường có nhiều tác phẩm về con người và vùng đất Cố đô bằng tình cảm, niềm đam mê sáng tạo đặc biệt. Tên tuổi, sự nghiệp của ông đã góp phần làm rạng danh cho Huế.

Cuốn sách “Đinh Cường- ra đi mới biết lòng vô hạn” dày 700 trang, được NXB Hội Nhà văn ấn hành, do hai vợ chồng Bửu Nam - Phạm Thị Anh Nga chủ biên, với sự tham gia biên soạn của dịch giả Bửu Ý và nhà thơ Nguyễn Quốc Thái. Sách giới thiệu các bài viết, những hoài niệm của bạn bè về Đinh Cường và 56 tác phẩm tiêu biểu trong cuộc đời cầm cọ của ông cùng các bài thơ do ông sáng tác và tư liệu liên quan giữa họa sĩ với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và bạn bè thân hữu...

Trang Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn vinh “Thế gian Sư” Lê Văn Miến

Sáng 11/3, tại Khách sạn Duy Tân diễn ra buổi hội thảo Kỷ niệm 150 năm ngày sinh danh nhân văn hóa – họa sĩ Lê Văn Miến do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức.

Tôn vinh “Thế gian Sư” Lê Văn Miến
Nhiều ý kiến hay từ một cuốn sách về văn hóa Huế

Cuối năm 2023, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế ra mắt cuốn sách “Văn hóa Huế - Nhận diện các giá trị và hướng phát triển” (Nxb Đại học Huế, ấn hành tháng 11/2023). Sách dày 430 trang, với 36 công trình nghiên cứu của 36 tác giả, nhóm tác giả. Theo lời giới thiệu, đây là cuốn sách tập hợp các tham luận từ hai cuộc hội thảo do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức: “Văn hóa Huế - Nhận diện giá trị bản sắc và hướng phát triển” (năm 2020) và “Phát huy giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế” (năm 2019).

Nhiều ý kiến hay từ một cuốn sách về văn hóa Huế
Cuộc “hội ngộ vàng son” của hội họa

Những tác phẩm tiêu biểu của các họa sĩ tên tuổi, tài danh đất Cố đô nằm trong bộ sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Huế lần đầu tiên công bố đến với công chúng khiến người yêu nghệ thuật không khỏi rung động, cảm xúc. Ở đó các danh họa đã “hội ngộ”.

Cuộc “hội ngộ vàng son” của hội họa
“Tam nhân đồng hành”

Do ít rượu bia và kém ngoại giao, tôi ít khi được bạn văn phương xa đến Huế gọi đi “nhậu”. Vậy mà vào một ngày tháng 7 vừa qua, bỗng nghe nhà thơ Ngô Đức Hành mời xuống quán cà phê của nữ sĩ Bạch Diệp. Ngô Đức Hành vừa đến Huế trong tốp “tam nhân xuyên Việt”. Hai người nữa là họa sĩ Vi Quốc Hiệp và Thế Hùng - người “cầm lái vĩ đại”, có nhiều danh hiệu nhất: Tiến sĩ mỹ học, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo…

“Tam nhân đồng hành”
Sen Huế trong tranh Lê Hòa

Buổi chiều cuối hạ, xe ngược dốc lên miệt đồi phía tây thành phố Huế. Nói là đi một vòng hóng gió, nhưng cũng chủ ý tìm ghé thăm một họa sĩ.

Sen Huế trong tranh Lê Hòa
Return to top