ClockThứ Sáu, 12/07/2019 13:55

Tấm lòng của những người lính trẻ

TTH - “Gia đình chúng em rất khó khăn, tiết kiệm một chút tiền nhỏ gửi về giúp gia đình là việc làm rất cần thiết”, đó là tâm sự của một số chiến sĩ mới ở Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh khiến chúng tôi rất cảm động.

Phát động chiến dịch thanh niên tình nguyện hè cấp Bộ Tư lệnhĐộng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Tân binh Hồ Văn Bích (ngoài cùng bên trái) cùng chiến sĩ trẻ Trần Văn Vai (thứ 3 từ trái qua) tham gia hoạt động "Ngôi nhà xanh" của đơn vị

Cũng như bao thanh niên khác, tháng 2/2019, Trần Văn Vai, người dân tộc Cơ Tu quê ở xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Trúng tuyển vào bộ đội biên phòng, Vai được biên chế vào Trung đội 1, Đại đội huấn luyện, thuộc Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Ngày nhập ngũ, Vai cứ canh cánh nỗi lo khi mà hoàn cảnh gia đình gặp không ít khó khăn, cả ba và mẹ đều tuổi cao, sức yếu, nhưng vẫn gắng làm ruộng để trang trải cuộc sống và lo cho hai em của Vai đang còn đi học.

Trong câu chuyện, tân binh Trần Văn Vai luôn mong muốn mình có thể gánh vác phần nào để giúp gia đình giảm bớt khó khăn. Ý nghĩ về việc học nghề để có thu nhập giúp gia đình đã từng nhen nhóm, tuy nhiên ước mơ được trở thành người lính luôn cháy bỏng trong tâm trí từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên Vai đã xin phép gia đình lên đường nhập ngũ.

Là người con hiếu thảo, Vai không quản ngại khó khăn trong môi trường quân ngũ, luôn nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và luôn nghĩ đến sự vất vả của ba mẹ và các em. Trong khi mình được đơn vị lo ăn, lo mặc, không tốn tiền ăn, tiền quần áo, giày dép…, mỗi tháng lại nhận được thêm 647 ngàn đồng tiền phụ cấp, nên hàng tháng Vai dành dụm số tiền phụ cấp ấy gửi về giúp ba mẹ và các em để thêm phần trang trải cuộc sống. Vai chia sẻ: “Đây là món quà nhỏ đầu tiên em có thể làm để bố mẹ vui…”.

Tân binh Hồ Văn Bích ở Trung đội 3, cùng đại đội với Vai là thanh niên Pa Cô đến từ xã A Roàng, huyện A Lưới đã có vợ và một con nhỏ 2 tuổi. Hai vợ chồng Bích đã ra riêng, nhưng chỉ biết trông vào 3 sào lúa và mảnh vườn nhỏ. Nhà đông anh em, ba mẹ không thể giúp đỡ thêm cho vợ chồng Bích, khi ngày ngày họ phải lo trang trải cuộc sống và chăm lo cho mấy người em đang tuổi ăn, tuổi học. “Thương vợ con còn nhiều khó khăn nên em dành dụm số tiền phụ cấp ít ỏi hàng tháng gửi về gia đình. Sau khi hoàn thành huấn luyện, được biên chế về đơn vị, số tiền phụ cấp tăng lên em sẽ có thêm khoản tiền nhiều hơn để giúp vợ con ở quê nhà…” – Bích tâm sự.

Chúng tôi cũng không khỏi cảm động khi biết, trong thời gian chờ ngày lên đường nhập ngũ, Bích đã vào rừng phát rẫy thuê để kiếm tiền giúp đỡ vợ con sắm sửa, mua cho con bộ áo quần mới trước ngày anh lên đường tòng quân…

Đại úy Lê Anh Tuấn, Chính trị viên phó Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động, BĐBP tỉnh nhận xét: Trần Văn Vai và Hồ Văn Bích là 2 trong số những chiến sĩ trẻ rất năng nổ, nhiệt huyết, hòa đồng. Việc làm của 2 người lính trẻ này đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm với gia đình. Trong đời sống bộ đội, các hoạt động thi đua của đơn vị như “Ngày Chủ nhật xanh”, “Ngôi nhà xanh”, “Ngày về thôn, bản” và phong trào tình nguyện hè, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… 2 chàng lính trẻ này tham gia rất tích cực và có thành tích vượt trội. Đối với học tập, huấn luyện, Vai và Bích đều đảm nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Họ là những tấm gương sáng để anh em trong đơn vị noi theo.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mối tình sắt son nơi đầu sóng

Bên chân sóng, trước hải trình đến quần đảo Trường Sa, tôi đã “gặp” một cuộc chia tay của đôi tình nhân đặc biệt. Họ là vợ chồng, cũng là đồng chí đồng đội, “xếp lại” tình riêng vì tình cảm lớn lao hơn…

Mối tình sắt son nơi đầu sóng
Những “trái ngọt” từ tấm lòng tử tế

Những người tôi đã gặp có những hoàn cảnh, công việc khác nhau, nhưng có một điểm chung là sống vì cộng đồng, không tiếc sức, tiếc của riêng góp phần mở đường giao thông, làm thay đổi diện mạo đời sống ở địa phương.

Những “trái ngọt” từ tấm lòng tử tế
Những tấm lòng thơm thảo

Họ vừa là thầy, cô giáo vừa là người bà, người cô, người mẹ, người cha, người anh, người chị có tấm lòng thơm thảo đối với các trẻ em nghèo, khó khăn, khuyết tật trong cuộc sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Những tấm lòng thơm thảo
Những tấm lòng hiến tặng hiện vật

Có vị lão thành cách mạng, cựu chiến binh dù tuổi đã cao, sức yếu, hay những bà mẹ ở tận các xã vùng cao A Lưới đã tìm về Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế để hiến tặng những kỷ vật là hành trang quý giá đời mình, được gìn giữ qua những năm tháng chiến tranh vô cùng gian khổ.

Những tấm lòng hiến tặng hiện vật
Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 2: “Ươm mầm” ở miền biên

Nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, tạo nguồn nhân lực, tri thức trong tương lai cho địa phương; “ươm mầm” và bồi đắp tâm huyết, tình cảm, kiến thức, để con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thế hệ trẻ nơi đây trở thành đội ngũ cán bộ tiếp nối, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển, là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh tập trung đẩy mạnh, bước đầu “đơm hoa kết trái”.

Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 2 “Ươm mầm” ở miền biên
Return to top