ClockThứ Sáu, 15/12/2017 20:22

Tạo nguồn cán bộ trẻ cho cơ sở từ “Đề án 500”

TTH - Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013- 2020 (Đề án 500), được thực hiện sau 3 năm không chỉ giúp các địa phương phát triển kinh tế- xã hội mà còn tạo nguồn cán bộ bổ sung vào các chức danh lãnh đạo, quản lý cho các cơ quan Đảng và chính quyền các cấp.

Cần quan tâm hơn nữa đến công tác cán bộDiễn đàn trao đổi các xu hướng nghiên cứu của đội ngũ cán bộ trẻ và sinh viênTinh thần trẻ của những người trẻThành ủy Huế quan tâm công tác quy hoạch cán bộ nữ

Ông Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ trao đổi với các đội viên Đề án 500

Ngày 15/12, tại TP. Huế, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 500 (giai đoạn 2013- 2017). Tham dự có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Khắc Đính; lãnh đạo các bộ, ban, ngành và địa phương, cùng nhiều đội viên tham gia Đề án 500.

Gắn bó với địa phương

Sau 3 năm triển khai đề án, có 500 trí thức trẻ thuộc 34 tỉnh được điều động về các xã nông thôn và miền núi của các tỉnh trên cả nước. Lực lượng này đã đóng góp không nhỏ trong công cuộc xây dựng nông thôn và miền núi, tạo nguồn cán bộ lâu dài cho các vùng đặc biệt khó khăn. Theo đánh giá, các đội viên thuộc đề án đã nhiệt tình nắm bắt tình hình cơ sở, tìm hiểu và triển khai nhiệm vụ được giao, gắn bó với địa phương. Một số đội viên đã đề xuất những đề án phát triển kinh tế- xã hội và tổ chức thực hiện bước đầu có hiệu quả.

Nguyễn Lê Hải Phong, đội viên đang công tác tại xã Vinh Hà (Phú Vang) đề đạt ý kiến, nguyện vọng tại hội nghị

Tại các địa phương, các đội viên được sắp xếp đảm nhiệm các chức danh cụ thể. Trong số 500 đội viên, có 114 người được bố trí làm công việc của chức danh công chức văn phòng- thống kê; 189 người là công chức địa chính- nông nghiệp- xây dựng và môi trường; 45 người là công chức tài chính - kế toán; 71 người là công chức tư pháp - hộ tịch và 81 người là công chức văn hóa- xã hội. Đến nay, có 202/500 đội viên là đảng viên (40,4%), 141 đội viên (28,2%) đã tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng và tiếp tục được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, bồi dưỡng để phát triển đảng. Các đội viên đã phát huy năng lực, trí tuệ và được cấp ủy Đảng, chính quyền xã, huyện đánh giá cao về năng lực chuyên môn, khả năng trong công tác cũng như phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Ông Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ cho biết, hầu hết đội viên nhận được sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương, được Nhân dân tin yêu. Năm 2016, có 68 đội viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và 419 đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đội viên hoàn thành nhiệm vụ chỉ chiếm 2%. Một số đội viên là người địa phương nên rất thuận lợi cho công tác nắm bắt tình hình; thông thạo phong tục, tập quán, ngôn ngữ địa phương, do đó việc tham mưu luôn đảm bảo, không xa rời thực tế.

Tiếp tục nâng cao năng lực cho đội viên

Tại hội nghị, các đại biểu cũng chỉ ra những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện. Nguyễn Lê Hải Phong, đội viên đang công tác tại xã Vinh Hà (Phú Vang) đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép điều động đội viên sau 3 năm công tác đạt thành tích xuất sắc hoặc có sáng kiến đổi mới trong quản lý được chính quyền địa phương ghi nhận. Đội viên Bùi Thị Hằng, xã A Ngo, Đakrông (Quảng Trị) cho rằng, hầu hết đội viên đề án còn trẻ, chưa va chạm thực tế, chưa am hiểu nhiều lĩnh vực, phong tục tập quán của địa phương, thậm chí nhiều đội viên chưa biết tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số nên gặp khó khăn khi xuống thôn, bản để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân.

Ông Bạch Chơn Đông, Phó Giám đốc phụ trách Sở Nội vụ cho biết, tại Thừa Thiên Huế hiện có 30 đội viên tham gia Đề án 500. Sau 3 năm thực hiện nhiệm vụ, có 4 đội viên được UBND xã đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 26 đội viên đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, có 1 đội viên được nâng bậc lương trước thời hạn. Các đội viên có tác phong nhanh nhẹn, lề lối làm việc khoa học, nhiệt tình và không ngại khó, ngại khổ trong công việc; tích cực bám sát địa bàn dân cư để tìm hiểu, nhiều đội viên có mối quan hệ gần gũi, chặt chẽ với Nhân dân địa phương.

Ngoài ra, một số cấp ủy, chính quyền và công chức ở địa phương chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mục tiêu, ý nghĩa của Đề án 500 là nhằm tạo nguồn cán bộ cho chính quyền các cấp nên các đội viên còn gặp phải những khó khăn. Cùng với đó, nhiều đội viên bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn về các chế độ, chính sách, đảm bảo cho đội viên yên tâm công tác. Kế hoạch bố trí, sử dụng đội viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sau khi kết thúc đề án. 

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa khẳng định, Đề án 500 nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp; đội viên đề án là nguồn cán bộ lâu dài giúp cấp ủy, chính quyền địa phương phát triển kinh tế- xã hội; đồng thời tạo nguồn cán bộ bổ sung vào các chức danh, lãnh đạo, quản lý cho các cơ quan Đảng và chính quyền các cấp. Do đó, việc thực hiện Đề án 500 góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trẻ cho cơ sở. 

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa đề nghị các địa phương thường xuyên quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn và lý luận chính trị để các đội viên đứng trong hàng ngũ của Đảng và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đối với các trí thức trẻ cần tích cực, tự giác hơn nữa trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu công việc. Bộ Nội vụ sẽ có hướng dẫn công tác quy hoạch, đào tạo và kế hoạch bố trí, sử dụng đội viên đề án trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và sau khi kết thúc đề án. Các trí thức trẻ tình nguyện nếu công tác tốt có thể chuyển sang vị trí công tác khác hoặc tiếp tục làm vị trí đó và trở thành công chức của chính quyền địa phương.

Bài, ảnh: Thái Bình

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo nguồn cho Đảng từ trí thức trẻ tình nguyện

Với lòng nhiệt huyết, khát khao cống hiến sức trẻ của các đội viên trí thức trẻ tình nguyện (TTTTN) Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 92, Quân khu 4 đã góp sức cùng đơn vị xây dựng vùng đất khó; qua đó, tôi luyện các đội viên TTTTN trưởng thành, được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tạo nguồn cán bộ cho địa phương nơi biên cương Thừa Thiên Huế.

Tạo nguồn cho Đảng từ trí thức trẻ tình nguyện
“Cần chính sách phù hợp cho cán bộ trẻ có năng lực nổi trội”

Sáng 16/3, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ trẻ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu tại điểm cầu các tỉnh, thành phố và một số đơn vị trực thuộc Trung ương.

“Cần chính sách phù hợp cho cán bộ trẻ có năng lực nổi trội”
Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

Tạo môi trường để đoàn viên sinh hoạt, rèn luyện và phấn đấu vào Đảng là mục tiêu Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp (CQ&DN) tỉnh hướng đến, nhằm thực hiện tốt Cuộc vận động "Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam".

Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ
Sớm đề bạt cán bộ trẻ, có năng lực thực sự

Lâu nay có nhiều quan điểm khác nhau về đề bạt cán bộ, trong đó đòi hỏi phải trải qua kinh nghiệm thực tế, cán bộ có chất xám, cán bộ trẻ... Xu hướng chung hiện nay đòi hỏi cán bộ trẻ, có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao.

Sớm đề bạt cán bộ trẻ, có năng lực thực sự

TIN MỚI

Return to top