ClockThứ Ba, 28/08/2018 08:09

Thủ tục ký kết, thực hiện thỏa thuận nhân danh Chính phủ

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 36/2018/QĐ-TTg quy định thủ tục ký kết, thực hiện thỏa thuận nhân danh Chính phủ và kiến nghị Chủ tịch nước quyết định ký kết thỏa thuận nhân danh Nhà nước không phải là điều ước quốc tế.

Thủ tướng chỉ thị tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốcChương trình hành động của Chính phủ về cải cách chính sách tiền lươngThủ tướng ban hành Quyết định về đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn

Theo đó, nguyên tắc ký, thông qua và thực hiện thỏa thuận là tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của luật pháp quốc tế.

Bên cạnh đó, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; không làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của Nhà nước hoặc Chính phủ, cơ quan, tổ chức, công dân của Việt Nam theo luật pháp quốc tế.

Thủ tục đề xuất ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận gồm:

1- Cơ quan đề xuất gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan về việc ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận.

2- Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến.

3- Sau khi hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở các góp ý, cơ quan đề xuất Chính phủ quyết định đối với thỏa thuận nhân danh Chính phủ; kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định đối với thỏa thuận nhân danh Nhà nước.

4- Trên cơ sở quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, cơ quan đề xuất tổ chức việc ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận.

Hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận gồm: Văn bản đề nghị cho ý kiến; Dự thảo tờ trình đề xuất việc ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận, trong đó nêu rõ yêu cầu, mục đích; nội dung chính của thỏa thuận (trường hợp yêu cầu giấy ủy quyền, thì phải ghi rõ trong văn bản đề xuất); đánh giá tác động về mặt chính trị, kinh tế, xã hội và các tác động khác; đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc nêu trên; Dự thảo thỏa thuận bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt nếu thỏa thuận chỉ được ký, thông qua bằng tiếng nước ngoài.

Hồ sơ trình về đề xuất ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận gồm: Tờ trình đề xuất việc ký, thông qua sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận; Ý kiến của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan và kiến nghị biện pháp xử lý; Dự thảo thỏa thuận bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt nếu thỏa thuận chỉ được ký, thông qua bằng tiếng nước ngoài.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng

Sáng 20/4, Trường cao đẳng Du lịch Huế (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm việc, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng
Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

TIN MỚI

Return to top