ClockThứ Sáu, 29/09/2017 20:24

Trang bị kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu

TTH.VN - Khóa học mùa hè lần thứ nhất về Bảo vệ khí hậu, biến đổi khí hậu và những hệ quả ở miền Trung Việt Nam là chương trình tập huấn được khai mạc chiều 29/9 tại Khách sạn Xanh, TP. Huế. Đây là hoạt động trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế giữa Viện Độc lập về các vấn đề môi trường (Berlin, Đức) và Viện Nghiên cứu khoa học miền Trung.

TS. Michael Zschiesche phát biểu khai mạc khóa học

30 học viên tham gia khóa học là những nhà nghiên cứu, nhà khoa học trẻ đến từ các trường đại học, trung tâm, viện nghiên cứu về môi trường ở miền Trung. Các học viên được các chuyên gia đến từ Đức, Mỹ, Thái Lan cung cấp những kiến thức, thông tin về: Biến đổi khí hậu – các nguyên nhân, hệ quả và rủi ro đối với Đông Nam Á và thế giới; xác định đóng góp quốc gia dự tính của Việt Nam để ứng phó với biến đổi khí hậu; nước biển dâng toàn cầu và những hệ quả của nó đối với miền Trung Việt Nam; cây năng lượng ở Việt Nam và các tiềm năng về khí hậu...

Các bạn trẻ cũng có cơ hội thảo luận, chia sẻ quan điểm về biến đổi khí hậu và các hệ quả ở miền Trung Việt Nam, hiện trạng ngập úng ở các đô thị miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu, sử dụng thông tin khí hậu nông nghiệp trong phát triển sinh kế nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, các giải pháp để giảm thiểu biến đổi khí hậu, đánh giá tính tổn thương của hệ sinh thái dưới tác động của biến đổi khí hậu...

Khóa học có sự tham gia của các nhà khoa học trẻ trong nước và quốc tế

Khóa học tạo ra cầu nối về hợp tác quốc tế trong nghiên cứu biến đổi khí hậu với các viện, trường đại học, các cơ quan và cá nhân để thúc đẩy tiến trình thích ứng với biến đổi khí hậu ở miền Trung. Đồng thời, cung cấp kiến thức mới nhất về biến đổi khí hậu cho các bạn trẻ, từ đó giúp cho thế hệ trẻ của miền Trung có chiến lược ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu.

TS. Michael Zschiesche, Viện trưởng Viện Độc lập về các vấn đề môi trường (Berlin, Đức) cho hay: “Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu là việc cần làm ngay. Mục tiêu của khóa học là kết nối các nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực môi trường để cùng tìm ra những hành động tích cực nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, đồng thời đưa những kết quả khoa học nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn”.

Khóa học diễn ra đến ngày 1/10.

Tin, ảnh: Nguyệt Tú

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn đánh giá ngoài các cấp học

Từ ngày 6 đến 11/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tập huấn đánh giá ngoài trường mầm non; trường tiểu học; trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học cho cán bộ quản lý, giáo viên của các đơn vị.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn đánh giá ngoài các cấp học
Ứng phó nắng nóng cho gia súc, gia cầm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện, sở đang triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng, chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn gia sức gia cầm (GSGC) đến tận các địa phương, hộ chăn nuôi. Đáng chú ý là các biện pháp, kỹ thuật chữa cảm nắng, cảm nóng cho GSGC và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Ứng phó nắng nóng cho gia súc, gia cầm
Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung: Cần không gian đúng nghĩa

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (gọi tắt Bảo tàng) được thành lập từ năm 2009 và chính thức mở cửa không gian trưng bày mẫu vật từ năm 2020. Tuy còn "sơ khởi", nhưng các khu trưng bày của Bảo tàng đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới trẻ đam mê đến tìm hiểu, trải nghiệm về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung Cần không gian đúng nghĩa
“Hạt nhân” của miền Trung

Nghị quyết 26, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị định hướng cho Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thừa Thiên Huế - thành phố văn hóa di sản nằm giữa khu vực miền Trung với những tiềm năng, lợi thế riêng có đang đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế toàn vùng.

“Hạt nhân” của miền Trung

TIN MỚI

Return to top