Thế giới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

ClockThứ Bảy, 11/05/2024 06:48
TTH - Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Chưa có dấu hiệu cúm gia cầm H5N1 lây lan từ người sang ngườiWHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầuWHO: Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu

Trẻ em được chủng ngừa vắc-xin phòng bệnh sởi tại Nam Sudan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN 

Dữ liệu ban đầu từ thử nghiệm miếng dán vắc-xin ở Gambia đã cho thấy những dấu hiệu đầy hứa hẹn rằng, phương pháp này có thể đạt hiệu quả trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bệnh sởi.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cơ quan y tế của Liên hợp quốc đã hỗ trợ cho việc phát triển các miếng dán vắc-xin “vi kim” này, hay còn được gọi là “MAPS”.

Bà Birgitte Giersing, trưởng nhóm làm việc tại Đơn vị nghiên cứu sản phẩm và phân phối vắc-xin của WHO cho biết, các miếng dán vắc-xin này có thể là một bước đột phá lớn trong việc bảo vệ những nhóm dân cư dễ bị tổn thương khỏi các căn bệnh có thể phòng ngừa được.

“Chúng là công nghệ phân phối vắc-xin đột phá với đầy tiềm năng, thực sự có thể góp phần vào nỗ lực tăng cường sự bao phủ của các loại vắc-xin cứu sống, chẳng hạn như vắc-xin phòng bệnh sởi và rubella… đặc biệt là ở những nơi mà nguồn lực vẫn còn hạn chế”, bà Birgitte Giersing nói với các phóng viên tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ.

“Điều này là do các miếng dán vắc-xin có thể được triển khai dễ dàng hơn so với các loại vắc-xin cần được tiêm, đặc biệt là trong giai đoạn xảy ra những đợt bùng phát hoặc trong các tình huống khẩn cấp nhân đạo”, chuyên gia của WHO nói thêm.

Cũng theo giải thích của bà Birgitte Giersing, các miếng dán vắc-xin này có thể đặc biệt hữu ích trong việc chống lại bệnh sởi và rubella. Các loại vắc-xin cho cả hai căn bệnh này đã có sẵn trong nhiều thập kỷ; mặc dù vậy, mức độ bao phủ vắc-xin đã bị sụt giảm trong giai đoạn xảy ra đại dịch COVID-19, và hiện có hàng triệu trẻ em dễ bị tổn thương ở nhiều quốc gia.

Được biết, sởi là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan, phổ biến ở trẻ em và có thể gây tử vong. Các chuyên gia lưu ý, bảo vệ trẻ em dễ bị tổn thương trên toàn thế giới là ưu tiên hàng đầu.

Bà Birgitte Giersing cho biết thêm, mọi người có thể sẵn sàng chủng ngừa vắc-xin bằng miếng dán hơn so với bằng kim tiêm, vì vậy thực sự có một lợi thế về khả năng chấp nhận được đối với các miếng dán vắc-xin này.

Trong một nhận định liên quan, giáo sư nhi khoa Ed Clarke, trưởng nhóm vắc-xin và miễn dịch tại Trường Y học nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London cho hay: “Đây là những kết quả cực kỳ hứa hẹn... Lần đầu tiên họ chứng minh rằng, vắc-xin có thể được triển khai một cách an toàn và hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng công nghệ MAPS”.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News & Yahoo news)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát bệnh sởi, khuyến khích tiêm vắc-xin dự phòng

Trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 20 ca sốt phát ban nghi sởi và 10 ca mắc bệnh sởi xác định. Điều kiện thời tiết hiện nay là môi trường thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển; dự báo các ca bệnh sẽ tăng trong những ngày tới.

Kiểm soát bệnh sởi, khuyến khích tiêm vắc-xin dự phòng
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top