Thể thao trong nước

U19 & bài học cho hành trình phía trước

ClockThứ Bảy, 02/03/2019 07:15
TTH - Cũng như năm 2018, những chân sút trẻ Cố đô phải nói lời tạm biệt sớm giải U19 Quốc gia 2019 khi để thua liên tiếp 2 trận đấu trong giai đoạn lượt về…

Thừa Thiên Huế tạm thời đứng nhì bảng B lượt đi vòng bảng U19 quốc gia 2019

Một pha tranh bóng của Thừa Thiên Huế (áo trắng) trước SHB Đà Nẵng

Thua sút mọi mặt

Trước ngày khai màn vòng loại U19 Quốc gia 2019, dù không phải là trung tâm đào tạo bóng đá trẻ đầy đủ điều kiện như PVF, T&T Hà Nội, Hoàng Anh Gia Lai… hay có truyền thống như Sông Lam Nghệ An, nhưng Thừa Thiên Huế vẫn được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện, hay chí ít giành được tấm vé vào vòng chung kết khi là bảng trưởng bảng B (Thừa Thiên Huế, SHB Đà Nẵng, Sông Lam Nghệ An, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh và Thanh Hóa) cùng sự ủng hộ từ khán giả nhà.

Và ở lượt đi, dù không đứng ở vị trí cao nhất, nhưng việc cùng có 7 điểm với đội đứng nhì bảng là SHB Đà Nẵng (thua hiệu số phụ), thua Sông Lam Nghệ An – đội nhất bảng – chỉ 2 điểm đã khiến người hâm mộ Huế tràn đầy hy vọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn lượt về, 2 trận thua liên tiếp cùng tỷ số 1-2 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh và Sông Lam Nghệ An khiến cánh cửa vào vòng chung kết khép lại.

Nói về tiềm lực kinh tế, nhân sự lẫn truyền thống, hẳn nhiên U19 Thừa Thiên Huế không thể so được với SHB Đà Nẵng, Sông Lam Nghệ An và Hồng Lĩnh Hà Tĩnh nên chuyện dừng chân ở vòng loại cũng không phải là điều gì quá ngạc nhiên. Nhưng dù vậy, cũng không thể hoàn toàn lấy những lý do trên để khỏa lấp cho thất bại của mình.

Để thua Hồng Lĩnh Hà Tĩnh (áo đỏ) ở phút cuối trận đấu giai đoạn lượt về là một tiếc nuối lớn với khán giả Cố đô

Nếu theo dõi những trận đấu của U19 Thừa Thiên Huế, phải thẳn thắn nhìn nhận, ngoài tinh thần, sự ủng hộ của khán giả nhà thì đội chủ sân Tự Do không có điểm nào trội hơn 3 đối thủ trên, nếu không muốn nói là thua sút cả về thể lực, sự tập trung, kỹ thuật cá nhân và cả đấu pháp. Hàng công không sắc bén, hàng thủ mất tập trung, yếu về tranh chấp tay đôi, cùng những điều chỉnh chiến thuật, thay người không hợp lý khiến vừa không thể lấy công bù thủ, vừa trắng tay ở phút cuối trận đấu mà đáng ra có thể giữ lại một điểm (minh chứng là 2 trận thua cùng tỷ số 1-2 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh và Sông Lam Nghệ An ở lượt về).

Bài học cho hành trình phía trước

Thua trận hẳn nhiên chẳng ai vui, nhưng ở góc độ tích cực, thất bại nói trên là dịp để ban huấn luyện và các cầu thủ trẻ Cố đô hiểu rõ mình đang đứng ở đâu, cũng như rút ra được bài học gì khi mà SHB Đà Nẵng, Sông Lam Nghệ An, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh có nhiều ưu thế cùng những lối đá riêng biệt, để từ đó có đấu pháp phù hợp khi đối đầu trước những đội bóng khác ở những giải đấu khác.

Ở khía cạnh tuyển chọn, đào tạo, có thể mỗi người mỗi kiểu, mỗi nơi mỗi khác, nhưng kỹ năng chơi bóng và yếu tố thể lực, thể hình là yêu cầu bắt buộc, đồng nghĩa, bóng đá Huế cần phải đầu tư để có những tuyển trạch viên đủ năng lực trong sàng lọc nhân tố chất lượng ngay từ đầu vào.

Hai năm liên tiếp, U19 Thừa Thiên Huế phải dừng chân ở vòng loại nên chuyện đánh giá công tác đào tạo trẻ lẫn đấu pháp của ban huấn luyện còn nhiều bất cập, chưa khai thác triệt để khả năng, tiềm năng đang có cũng là điều hiển nhiên. Nhưng công bằng nhìn nhận, hơn chục năm qua, bóng đá trẻ Thừa Thiên Huế vẫn có những bước tiến nhất định khi luôn là một trong số ít địa phương dù kinh phí hạn chế nhưng vẫn tạo được đối trọng đáng kể trước các trung tâm nổi tiếng trên cả nước, khi từ “lò” đào tạo “cây nhà lá vườn”, ngoài việc đóng góp cầu thủ cho đội hình một tranh tài tại giải hạng Nhất thì cũng đã xuất hiện nhiều tên tuổi khá nổi tiếng, như: Võ Lý, Trần Thành, Danh Trung… từng tham dự các giải đấu cấp độ khu vực, châu lục.

Tham dự sân chơi U19 Quốc gia năm nay, đa số chân sút trong đội hình của Thừa Thiên Huế đều 18 tuổi – những gương mặt trẻ cả ở tuổi đời lẫn kinh nghiệm sân cỏ, cần nhiều cọ xát, trau dồi bản lĩnh trận mạc, nhất là ở những giải đấu cấp độ quốc gia. Và những thất bại tại giải đấu này không phải là dấu chấm hết, ngược lại, đó chính là bài học quý, là cơ hội để những tương lai của bóng đá Huế trưởng thành hơn trong hành trình phía trước.

Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”

Nửa mùa hạng Nhất đã đi qua và với vị trí top 3, bóng đá Huế đang có một mùa giải trên cả mong đợi. Cụ thể với 17 điểm, các học trò của ông Nguyễn Đức Dũng chỉ xếp sau 2 đội bóng được chỉ đích danh thăng hạng ngay từ đầu mùa giải và không có chi bất ngờ nếu được góp mặt ở sân chơi V. League vào năm sau. Sự thật thì chỉ có SHB Đà Nẵng là vượt trội, còn PVF-CAND cũng chỉ hơn CLB Huế vẻn vẹn 1 điểm và vượt lên ở lượt đá cuối cùng vào cuối tuần qua.

Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”
Chờ ngày “hóa rồng”

Biết dựa vào nội lực và đặt niềm tin vào lớp trẻ, bóng đá Huế đang có hy vọng “cá chép hóa rồng” và tạo được đột phá trong tương lai.

Chờ ngày “hóa rồng”
Đón chờ bất ngờ từ U13 Huế

Bóng đá trẻ Huế đang có cơ hội thể hiện mình khi lần đầu tiên chính thức được góp mặt tại Giải bóng đá thiếu niên quốc tế U13 lần thứ 5. Hy vọng, sẽ có được bất ngờ đến từ các cầu thủ nhí Cố đô.

Đón chờ bất ngờ từ U13 Huế
Đá hay đó chơ!

Dự khán trận cầu đầu tiên trên sân Tự Do mùa giải mới, CLB Huế gặp CLB Phù Đổng Ninh Bình, tôi nghe nhiều lời khen từ khán giả Huế, vốn khá kiệm lời. Chứng kiến bàn thắng đẹp mắt mở tỷ số của “Voi rừng” Hồ Thanh Minh, chạy cắt mặt cầu thủ đối phương để đánh đầu ở góc hẹp từ quả từ quả đá phạt góc bên cánh trái vào phút 63 của trận đấu, nhiều khán giả cạnh tôi không dấu được cảm xúc: Đá hay đó chơ!

Đá hay đó chơ
Ấn tượng “lò” đào tạo bóng đá Huế

Cho dù còn khiêm tốn nhưng bóng đá Thừa Thiên Huế vẫn góp mặt đầy đủ ở các giải trẻ. Cũng đã xuất hiện nhiều tài năng trẻ từ “lò” đào tạo bóng đá Huế.

Ấn tượng “lò” đào tạo bóng đá Huế
Return to top