ClockThứ Sáu, 08/06/2018 14:57

Việt Nam xuất siêu 45 tỷ USD vào các nước G7

Theo thống kê, năm 2017, trong hợp tác thương mại với các nước công nghiệp phát triển (G7), Việt Nam đã có thặng dư thương mại gần 45 tỷ USD, trong đó thị trường Hoa Kỳ có số thặng dư thương mại lớn nhất hơn 32,24 tỷ USD.

Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan công bố, 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới đã xuất khẩu vào Việt Nam tổng lượng hàng hoá với giá trị hơn 34,03 tỷ USD, chủ yếu là máy móc, công nghệ, thực phẩm, thuốc và nông sản.

Năm 2017, Việt Nam xuất siêu gần 45 tỷ USD sang các nước công nghiệp phát triển G7 nhưng hơn 70% giá trị đó là từ thị trường Mỹ.

Chiều ngược lại, hàng hoá của Việt Nam vào nhóm nước G7 đạt hơn 78,98 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2017 của Việt Nam đối với các nước G7 là hơn 113 tỷ USD. Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu đi chủ yếu là thuỷ sản, dệt may, da giày, mới đây có mặt hàng điện tử và điện thoại.

Hiện, các nền kinh tế thuộc G7 bao gồm Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Ý và Canada đang nắm vai trò dẫn dắt nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế các nước G7 là trụ cột trong G8 (có thêm Nga) và G20 (có thêm các nước công nghiệp phát triển mới như: Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Ả rập xê út...

Theo con số thống kê, hiện G7 thuộc trong nhóm nước có kim ngạch xuất siêu lớn nhất của Việt Nam. Mối quan hệ thương mại của Việt Nam với các G7 được hỗ trợ bởi các hiệp định song và đa phương như cơ chế thuế quan tự do của WTO, FTA Việt Nam với Nhật Bản, BTA giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và hứa hẹn sắp tới là FTA giữa Việt Nam với - Liên minh châu Âu (EU) sẽ giúp kim ngạch cả xuất và nhập khẩu của Việt Nam đến các thị trường trên gia tăng mạnh mẽ.

Hiện, trong 7 đối tác G7, quan hệ thương mại Việt Nam với Ý và Canada đạt thấp nhất, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với Canada năm 2017 chỉ đạt 3,52 tỷ USD; thương mại với Ý cũng chỉ chiếm 4,4 tỷ USD, với Pháp là 4,61 tỷ USD.

Điều đáng mừng là các nước dù cho có kim ngạch xuất nhập khẩu thấp nhưng Việt Nam vẫn xuất siêu từ 2 đến 3 tỷ USD. Đáng chú ý, trong nền kinh tế G7, mối quan hệ thương mại Việt - Nhật khá cân bằng, Việt Nam xuất khẩu 16,86 tỷ USD cũng nhập về 16,98 tỷ USD từ thị trường này. Nhật là thị trường duy nhất trong nhóm G7 mà Việt Nam phải nhập siêu 120 triệu USD (2.700 tỷ đồng).

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan và Bộ Công Thương, hiện các hàng hoá Việt Nam nhập từ Nhật chủ yếu là máy móc, công nghệ, phụ tùng xe hơi, vật liệu... Trong khi đó, xuất khẩu trở lại chủ yếu là các loại thuỷ sản, thịt và rau xanh chủ yếu do các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài xuất khẩu.

Với thị trường Mỹ, hiện tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thị trường này đạt gần 51 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt hơn 41,59 tỷ USD, xuất siêu đạt giá trị cao nhất là hơn 32 tỷ USD, gần bằng giá trị kim ngạch của 6 thị trường khác cộng lại.

Tuy nhiên, điều dễ nhận ra là quan hệ thương mại, Việt Nam chủ yếu khai thác được giá trị từ thị trường Mỹ, trong khi các thị trường khác thuộc khối EU hoặc các nước lớn như: Đức, Pháp, Anh hay Canada, Ý mối quan hệ thương mại vẫn ở dưới tiềm năng, lợi thế. Nhiều loại sản phẩm của Việt Nam như hàng dệt may, giày da, thuỷ sản, nông sản xuất khẩu chinh phục hoặc đạt giá trị cao ở các thị trường trên. Trong khi đó, những máy móc, công nghệ các nước phát triển Việt Nam khó tiếp cận, nhập khẩu về nước.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Xuất khẩu của Nhật Bản đạt kỷ lục trong năm 2023

Theo số liệu sơ bộ do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 24/1, xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng năm thứ 3 liên tiếp trong năm 2023, đạt mức cao kỷ lục, phản ánh các lô hàng xuất khẩu ô tô mạnh mẽ và sự ảnh hưởng của đồng yen yếu.

Xuất khẩu của Nhật Bản đạt kỷ lục trong năm 2023
Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc

Những ngày đầu năm 2024, đơn hàng xuất khẩu tại nhiều doanh nghiệp (DN) đã tăng trở lại. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực tái khởi động, tìm cách để có thêm những đơn hàng mới trong thời gian tới nhằm ổn định sản xuất, phát triển.

Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc

TIN MỚI

Return to top