Thế giới

G7 ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở

ClockChủ Nhật, 21/04/2024 15:07
TTH.VN - Các Bộ trưởng Ngoại giao của Khối G7 vừa nhắc lại cam kết đối với “một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.

G7 cam kết nỗ lực vì một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mởG7 ra tuyên bố chung kêu gọi tạm dừng bắn nhân đạo ở Dải Gaza

 Lãnh đạo các nước G7 cho rằng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu. Ảnh minh họa: TTXVN/Báo Quân đội nhân dân

Thông cáo của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G7 vừa diễn ra ở Capri (Italy) vào cuối tuần này chia sẻ, nhắc lại tầm quan trọng của việc đảm bảo một sân chơi bình đẳng và môi trường kinh doanh minh bạch, có thể dự đoán được và công bằng, các Bộ trưởng Ngoại giao G7 cho rằng, việc tôn trọng hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, cũng như nguyên tắc của thị trường cần phải là đặc điểm nổi bật trong mối quan hệ của các nước. Mục tiêu là để bảo vệ người lao động và các doanh nghiệp khỏi những chính sách và hoạt động không công bằng, phi thị trường, bao gồm bắt buộc chuyển giao công nghệ hoặc tiết lộ dữ liệu bất hợp pháp, làm bóp méo nền kinh tế toàn cầu và suy yếu sự cạnh tranh công bằng.

Cùng với đó, khối G7 cũng tuyên bố bảo vệ người lao động và cộng đồng doanh nghiệp khỏi các hành vi không công bằng như những hành vi dẫn đến dư thừa năng lực, tạo ra các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng và tăng nguy cơ bị ép buộc kinh tế. Những điều này được đưa ra vì khối nhận ra khả năng phục hồi kinh tế đòi hỏi phải giảm thiểu rủi ro và thúc đẩy đa dạng hóa khi cần thiết.

Bên cạnh nhiều vấn đề địa chính trị đáng quan tâm, thông cáo của hội nghị cũng đề cập, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu, đặc biệt là khi khu vực là nơi bao phủ hơn một nửa dân số thế giới.

Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng nhắc lại cam kết đối với một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, dựa trên pháp quyền, toàn diện, thịnh vượng, an toàn, dựa trên sự tôn trọng luật pháp quốc tế, đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, giải quyết hòa bình các tranh chấp, đảm bảo nhân quyền và các quyền tự do cơ bản.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Devdiscourse)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lãnh đạo lập pháp G7 nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo

Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh vừa bế mạc vào cuối tuần qua ở Italy, các đại diện từ Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó nhấn mạnh các cơ quan lập pháp có vị trí quan trọng trong việc định hướng phát triển AI và đảm bảo an ninh mạng trong tương lai.

Lãnh đạo lập pháp G7 nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo
Hỗ trợ thí sinh tự do tham gia kỳ thi THPT quốc gia

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 là năm cuối cùng thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2006. Vì thế, nhiều thí sinh tự do đăng ký thi lại để xét tuyển vào trường đại học mình mong muốn. Đồng hành cùng thí sinh tự do, các trường THPT tích cực hỗ trợ cho các em từ việc hướng dẫn đăng ký hồ sơ đến ôn tập.

Hỗ trợ thí sinh tự do tham gia kỳ thi THPT quốc gia
Hợp tác thương mại kỹ thuật số: Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN

Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể cho thấy một số bước phát triển lớn để hợp tác trong nền kinh tế kỹ thuật số vào cuối quý III năm nay, nhờ những tiến triển trong các cuộc đàm phán được thực hiện bởi nhóm làm việc chung của hai khối. Đây là nhận định được ông Chris Humphrey, Giám đốc Điều hành Hội đồng doanh nghiệp EU - ASEAN (EU - ABC) đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trên Tạp chí The Business Times.

Hợp tác thương mại kỹ thuật số Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN
Return to top