ClockThứ Hai, 02/01/2017 14:07

Xốc lại giáo dục ĐH

Bức tranh giáo dục hiện nay có sự bất ổn ở giáo dục ĐH. Xã hội đang trông chờ sự thanh đổi quyết liệt trong đào tạo giáo dục ĐH trong năm 2017

Không chỉ liên tiếp thay đổi hình thức tuyển sinh, chất lượng giáo dục ĐH được coi là xa rời thực tế, không đáp ứng được nhu cầu nhân lực, tỉ lệ thất nghiệp cao do một phần sinh viên không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đào tạo lại với tỉ lệ cao…

Một phụ huynh chờ con thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Ảnh: Hoàng Triều

Báo cáo của Chính phủ về giáo dục năm 2016 cho thấy các cơ sở giáo dục đã có nhiều giải pháp đổi mới nội dung, chương trình giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp. Tuy vậy, chương trình, nội dung vẫn còn thiếu sự gắn kết giữa đào tạo với thực tiễn, thiếu sự liên thông giữa các loại hình đào tạo.

Cuối tháng 10/2016, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã đề nghị phải đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục ĐH và sau ĐH theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục ĐH. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trong hội nghị cuối năm 2016 về giáo dục ĐH đã nhìn nhận giáo dục mầm non và phổ thông dù tốt đến mấy cũng chỉ là nền tảng, còn giáo dục ĐH mới chính là tinh hoa. Giáo dục bậc cao như ĐH thì phải cố gắng đi theo tinh hoa chứ không thể đại chúng vì nếu mở rộng giáo dục ĐH thành đại chúng thì chất lượng sẽ giảm. “Thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hay không phụ thuộc vào giáo dục ĐH. Các vị lãnh đạo rất quan tâm, trăn trở với giáo dục ĐH, đau đáu mong muốn giáo dục ĐH phải tốt lên, không thì nghị quyết trung ương không thể thực hiện được” - ông chia sẻ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh năm 2017, với giáo dục ĐH, sẽ đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH cho phù hợp với nhu cầu nhân lực của đất nước.

Để có sự thay đổi trong giáo dục ĐH, các chuyên gia giáo dục nhận định trước hết, phải vận động sự đổi mới tư duy giáo dục một cách sâu rộng, không thể giữ mãi tư duy giáo dục thời bao cấp và cứ thầy đọc trò chép như hiện nay. Cần có kế hoạch đào tạo chuyên gia nghiên cứu giáo dục, soạn chương trình đến từng ĐH trong nước và cho đi du học hoặc tu nghiệp. Trước mắt, mời các chuyên gia quốc tế soạn chương trình, hợp tác trong dự án cải cách giáo dục ĐH; rà soát lại chương trình ĐH hiện hành, tổ chức các cuộc hội thảo về soạn chương trình ĐH; tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chương trình và việc thực hiện các chương trình ĐH hiện hành.

Ngoài ra, cần đổi mới tư tưởng giáo dục, lấy sinh viên làm trung tâm trong quá trình dạy học, phát huy tính tích cực, tính chủ động tự học trong học tập và nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các trường ĐH xây dựng quy chế chuyên môn cụ thể buộc các giảng viên phải đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức thường xuyên hội thảo đổi mới phương pháp dạy học…

Đã đến lúc phải huy động nguồn lực để xốc lại giáo dục ĐH. Trước sự quyết tâm của lãnh đạo ngành, xã hội đang trông chờ vào sự thay đổi của giáo dục ĐH một cách quyết liệt trong năm 2017.

Theo Người lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top