ClockThứ Ba, 28/03/2017 21:06

50 năm tới sẽ định hình điều kiện sống cho cả 10.000 năm

TTH - Mức độ cắt giảm phát thải của các nước trong vòng 50 năm tới sẽ định hình điều kiện sống của người dân trên trái đất trong ít nhất 10.000 năm, giáo sư khoa học môi trường Johan Rockstrom tại Đại học Stockholm (Thụy Điển) cảnh báo.

Cần loại bỏ khí thải carbon khỏi các nền kinh tế để kiềm chế sự nóng lên toàn cầu. Ảnh: Shutterstock

Theo giáo sư Rockstrom, việc tiếp tục sử dụng dầu, khí đốt tự nhiên và than đá với tốc độ hiện tại có thể sẽ làm tăng nhiệt độ toàn cầu lên 2-2,5 độ C so với các giai đoạn tiền công nghiệp, tạo ra những tình trạng khiến cuộc sống trở nên "khó quản lý". Thậm chí đáng lo ngại hơn nữa, sự gia tăng nhiệt độ này có thể dẫn đến các sự kiện tự nhiên khiến hành tinh tăng từ 2 - 6 độ C, đây sẽ là một "thảm hoạ lớn".

Giáo sư Rockstrom nhấn mạnh, "điều gì xảy ra trong 50 năm tới chắc chắn sẽ quyết định kết quả cho nhân loại trong cả 10.000 năm", và cho rằng hành động của con người trong 50 năm qua đã "đẩy chúng ra ra khỏi sự ổn định mà chúng ta đã trải qua trong suốt 12.000 năm nay".

Nếu nhiệt độ Trái đất tăng từ 2-3 độ C, có khả năng mực nước biển sẽ tăng ít nhất 7-8 mét, hạn hán và lũ lụt khi đó cũng tăng đến tần suất và mức độ nghiêm trọng chưa từng thấy. Ngoài ra còn có nhiều sự kiện thời tiết khắc nghiệt hơn như mưa bão và sóng nhiệt nghiêm trọng..., các vùng nhiệt đới của trái đất cũng sẽ dịch chuyển rất nhanh về phía bắc, và các bệnh nhiệt đới sẽ lan rộng đến các vĩ độ khác. Nếu nhiệt độ tăng từ 4 độ C trở lên thì đây sẽ là lần đầu tiên điều này xảy ra trong vòng 4 triệu năm qua, giáo sư cho biết.

Để có cơ hội duy trì nhiệt độ ở mức dưới 2 độ C theo thoả thuận khí hậu Paris, các nước cần phải loại trừ carbon ra khỏi nền kinh tế, giảm lượng khí thải từ nông nghiệp và sản xuất lương thực, và bảo vệ các môi trường tự nhiên hiện có.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters & Timesofnews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top