ClockThứ Sáu, 06/09/2019 07:15

ASEAN cần phát triển du lịch bền vững

TTH.VN - Từ những ngôi đền có tuổi đời hàng ngàn thế kỷ ở Campuchia cho đến hệ thống giao thông công cộng hiện đại, đẹp đẽ ở Singapore..., sự phát triển của du lịch nhìn chung đóng vai trò quan trọng trong công tác định hình các sử dụng cơ sở hạ tầng ở ASEAN.

OAG công bố các tuyến bay sinh lời nhất thế giới trong giai đoạn 2018 - 2019Thành phố du lịch Barcelona báo động tình hình tội phạm gia tăngThái Lan gia hạn thời gian miễn thị thực đối với du khách 18 nướcAustralia rút khỏi cam kết khu vực Thái Bình Dương về biến đổi khí hậuNga tham vọng trở thành 1 trong 10 điểm đến du lịch hàng đầu thế giới

Ảnh minh họa: ASEAN Today

Chỉ tính riêng năm 2018, khoảng 129 triệu khách du lịch đã chọn ASEAN làm điểm đến. Dự kiến con số này sẽ tăng lên thành 155 triệu người vào năm 2020. Nhìn chung, du lịch đã mang lại doanh thu đến 329,5 tỷ USD, tương đương 12% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực trong năm 2017. Nhiều khả năng đến năm 2028, mức đóng góp sẽ tăng lên tới 598,3 tỷ USD, Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) thông tin.

Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng các yếu tố như có nhiều lựa chọn du lịch giá rẻ, sự tăng trưởng trong kết nối và ít rào cản du lịch sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra sự không bền vững, đồng thời khiến khả năng cạnh tranh lâu dài của ASEAN trên vị thế là một điểm đến du lịch có thể bị suy yếu. Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết khi có sự đầu tư thích hợp vào hạ tầng du lịch và nhiều nguồn lực khác.

Cho đến nay, ASEAN vẫn chưa đạt được các tiêu chuẩn toàn cầu về cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch. Thêm vào đó, tính bền vững của môi trường vẫn là hạn chế cạnh tranh lớn nhất của khu vực. Cụ thể là rất nhiều quốc gia thành viên vẫn chịu cảnh ô nhiễm không khí, các vấn đề liên quan đến nguồn nước, xử lý nước thải kém dưới mức trung bình, động vật hoang dã đứng trước nguy cơ và nạn phá rừng.

Mặc dù ASEAN có thể sẽ thắng thế trong khả năng cạnh tranh về du lịch, song việc mở rộng phát triển ngành du lịch sẽ khiến những lỗ hổng quan trọng trong chính sách, tài nguyên và cơ sở hạ tầng bị lộ ra nếu không được quản lý đúng cách.

Sau khi nghiên cứu nhiều yếu tố, chuyên gia của The ASEAN Post nhận định rằng du lịch và lữ hành có thể thúc đẩy các nền kinh tế phát triển rất tốt. Song điều này chỉ xảy ra khi các nhà hoạch định chính sách quản lý hợp lý tài nguyên du lịch của mình. Vấn đề này đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, với sự hỗ trợ của nhiều bên liên quan.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Đánh thức” tiềm năng du lịch

Với tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa lịch sử, thị xã Hương Trà đang tích cực tìm hướng phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

“Đánh thức” tiềm năng du lịch
Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

TIN MỚI

Return to top