ClockThứ Ba, 05/06/2018 06:15

Biến rơm thành nấm

TTH.VN - Trong khi rơm rạ ở nhiều vùng quê được người dân mang đốt gây ô nhiễm môi trường, thì nông dân ở xã Phú Lương (huyện Phú Vang) tận dụng phế thải này để trồng nấm đem lại hiệu quả kinh tế.

“Cánh đồng không đốt rơm rạ”Không phí hoài cọng rơmNhớ thời rơm “đụn”Trồng nấm rơm trên mùn cưaSử dụng rơm rạ hiệu quả

Ông Nguyễn Tơ (thôn Đông B, xã Phú Lương) kiểm tra những vòm nấm vừa nảy mầm

Trồng nấm sạch từ rơm rạ

Giữa quãng sân bê tông nhà hàng xóm, ông Nguyễn Tơ (58 tuổi, Trưởng thôn Đông B, xã Phú Lương, huyện Phú Vang) cặm cụi cùng vợ kéo đụn rơm cũ của mùa gặt trước ra để làm nguyên liệu cho đợt nấm rơm cuối trước khi mùa gặt mới bắt đầu. Vừa phun nước làm ướt sợi rơm, ông Tơ hồ hởi khoe: “Ở xã này, nhà nào cũng có đụn rơm trước nhà. Rơm, nói trắng ra là tiền nên không ai dại gì mang chúng đốt bỏ đâu”.

Vốn gia đình thuần nông hơn chục năm nay, ông Tơ được xem là một trong những hộ sở hữu nhiều diện tích trồng lúa với 2,5 ha (tương đương 5 mẫu lúa). Mỗi năm, gia đình ông thu về khoảng 15 tấn lúa, lãi hơn 40 triệu đồng mỗi vụ. Từ nguồn rơm rạ sẵn có, ông Tơ phơi khô sử dụng làm ra nấm rơm.

Là người có thâm niên trong việc trồng nấm, ông Tơ mạnh dạn đầu tư hẳn 3 nhà vòm để sản xuất hơn trăm bịch nấm mỗi tháng. Với 3 vòm nấm, gia đình ông lãi hơn 30 triệu đồng/năm. Theo lão nông này, meo tạo nấm và thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng của sản phẩm nấm rơm Phú Lương.

“Độ ẩm của nhà vòm luôn dựa vào thời tiết. Nếu thời tiết đột ngột thay đổi, nấm rơm sẽ rất dễ bị chết ngay khi vừa mới nảy mầm. Nếu không chú trọng những kỹ thuật cần thiết để nấm sinh trưởng tốt thì sản phẩm nấm rơm sẽ giảm sút”, ông Nguyễn Tơ lo lắng.

Bà Nguyễn Thị Ướt (vợ ông Tơ) cho hay, làm nấm rơm không tốn nhiều công lao động nên nông dân cứ sản xuất và thu hoạch quanh năm. Đến tháng là thương lái lại đến tận nhà để thu mua. “Giá cả nấm thay đổi theo mùa vụ và thời tiết. Có khi mỗi cân nấm bán với giá 50.000-70.000 đồng; nhưng lại có thời điểm nấm rơm được bán với giá 100.000-200.000 đồng/kg”, bà Ướt nói.

Tạo sản phẩm chủ lực

Ông Nguyễn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lương cho biết, hiện toàn xã có 3 HTX và 650 hộ dân theo nghề trồng nấm rơm truyền thống với 800 vòm, chủ yếu tập trung ở 9/10 thôn của Phú Lương. Mỗi năm, nông dân xã này cung ứng ra thị trường hàng chục tấn nấm rơm thương phẩm.

Theo ông Anh, rơm rạ đối với người dân Phú Lương được xem là một tài sản có giá trị. Bởi, nghề trồng nấm không chỉ giải quyết được nguồn phế thải từ rơm rạ sau mỗi vụ lúa mà còn giải quyết được nguồn lao động lúc nông nhàn, mang lại thu nhập ổn định, đáp ứng sinh kế cho người dân tại địa phương.

Một số HTX còn cấp đất, cử cán bộ đi học tập chuyển giao kỹ thuật trồng thêm nấm sò, nấm linh chi. Từ đó nhân rộng mô hình trồng các loại nấm có giá trị kinh thế cao đến với nông dân. Hiện nấm sò và nấm linh chi của Phú Lương đã được trồng thành công và trở thành một trong những sản phẩm bán chạy nhất của địa phương.

Ông Nguyễn Thụ, Giám đốc HTX Phú Lương 1 cho hay, sản phẩm nấm rơm, nấm sò của xã Phú Lương đã có mặt trên các thị trường từ Bắc chí Nam. Ngoài ra, mỗi năm HTX này cung ứng ra thị trường khoảng 1 tạ nấm linh chi (với giá thành khoảng 900.000 đồng/1kg).

Bài, ảnh: Đắc Đức

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Ca ghép tim từ tạng hiến Quảng Ninh xuất viện

Ngày 24/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế tổ chức lễ ra viện cho bệnh nhân (BN) Phạm Q.T.. Đây là trường hợp ghép tim thứ 11 và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 10 tại đơn vị.

Ca ghép tim từ tạng hiến Quảng Ninh xuất viện
Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật

Ngày 20/4, tại xã Vinh Thanh (Phú Vang), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI) tổ chức ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật. Tham dự tại có Đại diện văn phòng RCI cùng hơn 50 người khuyết tật và người chăm sóc trên địa bàn các xã Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Xuân, Vinh Hà và Phú Gia.

Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật

TIN MỚI

Return to top