ClockThứ Bảy, 13/07/2019 14:28

Cá mập Địa Trung Hải đứng trước nguy cơ biến mất

TTH.VN - Cá mập - loài săn mồi hàng đầu của đại dương trong hàng triệu năm qua - có nguy cơ biến mất khỏi Địa Trung Hải vì tình trạng đánh bắt quá tải và ô nhiễm nhựa đang đe dọa loài săn mồi này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Đức: Cá chết hàng tấn do tràn hóa chất xuống sông SchozachCá voi sát thủ đối mặt với nguy cơ tiệt chủng do ô nhiễm chất độc ở đại dương

Là loài săn mồi lớn nhất đại dương nhưng cá mập lại đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nếu chúng ta không hành động kịp thời. ẢnhAFP

Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF) cho biết, hơn một nửa số loài cá mập và cá đuối ở Địa Trung Hải đang bị đe dọa, và gần một phần ba trong số chúng đã bị đánh bắt đến bờ vực tuyệt chủng.

Báo cáo của tổ chức được công bố trước Ngày Thế giới Nhận thức về cá mập đã chỉ ra rằng, Libya và Tunisia là thủ phạm lớn nhất, với việc mỗi quốc gia đánh bắt cá khoảng 4.200 tấn cá mập mỗi năm - gấp ba lần so với quốc gia xếp thứ 3 là Ý.

Trong khi một số loài được đánh bắt làm thức ăn, nhiều cá thể cá mập ở Địa Trung Hải lại bị đánh bắt do vướng vào lưới dùng để săn bắt các loại cá khác.

Ngoài ra, sự bùng nổ của ô nhiễm nhựa đang gây nguy hiểm cho quần thể cá mập, do chúng ăn phải các con mồi đã ăn rác thải nhựa hoặc chính chúng lại bị mê hoặc bởi các phế thải trôi nổi.

Cá mập đã tồn tại hơn 400 triệu năm và đặc biệt dễ bị suy giảm số lượng do quá trình trưởng thành chậm và thời gian mang thai khá dài.

WWF cho biết thiếu sự hợp tác quốc tế và các quy định có hiệu lực dẫn đến việc gần như không thể chủ động giám sát các dự án bảo tồn cá mập.

Danh sách đỏ của IUCN (Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế) về các loài có nguy cơ tuyệt chủng hiện có 79 loài cá mập và 120 loài cá đuối.

“Tất cả các nước trong khu vực Địa Trung Hải phải chịu trách nhiệm cho việc này. Cá mập là một phần của biển và văn hóa của chúng ta trong hàng ngàn năm qua. Chúng ta cần phải hành động nhanh chóng để đảm bảo chúng vẫn còn tồn tại trong tương lai”, Giuseppe Di Carlo, Giám đốc dự án Sáng kiến Hàng hải Địa Trung Hải của WWF nói.

Anh Tuấn (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
1/5 các loài cá trên sông Mekong đối mặt nguy cơ tuyệt chủng

Một báo cáo mới của các nhóm bảo tồn vừa công bố hôm nay (4/3) cho biết sự phát triển không bền vững đang đe dọa sức khỏe và sự đa dạng của quần thể cá ở sông Mekong, với 1/5 loài cá trên huyết mạch chính của Đông Nam Á đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

1 5 các loài cá trên sông Mekong đối mặt nguy cơ tuyệt chủng
Ngư dân Phú Hải xuất quân vươn khơi

Lễ xuất quân đánh bắt thủy sản năm 2024 của ngư dân xã Phú Hải diễn ra vào sáng 27/2, khởi đầu cho một năm mới làm ăn trên biển, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu.

Ngư dân Phú Hải xuất quân vươn khơi
Return to top