Thế giới

1/5 các loài cá trên sông Mekong đối mặt nguy cơ tuyệt chủng

ClockThứ Hai, 04/03/2024 11:18
TTH.VN - Một báo cáo mới của các nhóm bảo tồn vừa công bố hôm nay (4/3) cho biết sự phát triển không bền vững đang đe dọa sức khỏe và sự đa dạng của quần thể cá ở sông Mekong, với 1/5 loài cá trên huyết mạch chính của Đông Nam Á đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Cá đuối khổng lồ ở Campuchia được Kỷ lục Guinness công nhận là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giớiLuxemburg hỗ trợ 1,13 triệu USD để duy trì chức năng sinh thái của sông MekongSông Mekong trước những bất thường

Đánh bắt cá trên sông Mekong. Ảnh: AP/Tuoitre

Sông Mekong trải dài gần 5.000 km từ cao nguyên Tây Tạng đến Biển Đông, là huyết mạch canh tác và đánh bắt cá của hàng chục triệu người dân ở Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Tuy nhiên, các loài cá trên sông Mekong đang phải đối mặt với vô số mối đe dọa, bao gồm mất môi trường sống, chuyển đổi vùng đất ngập nước sang nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, khai thác cát không bền vững, du nhập các loài xâm lấn, biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ và các đập thủy điện chia cắt dòng chảy của sông và các nhánh sông, báo cáo do Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (World Wildlife Fund) và 25 nhóm bảo tồn biển và động vật hoang dã toàn cầu nêu rõ.

Nhà sinh vật học Zeb Hogan, người đứng đầu nhóm bảo tồn Wonders of the Mekong cho biết mối đe dọa lớn nhất hiện nay và vẫn đang có xu hướng gia tăng là phát triển thủy điện. Ông nói, các con đập đã làm thay đổi dòng chảy của sông Mekong - con sông có độ đa dạng sinh học lớn thứ ba trên thế giới (chỉ sau sông Amazon và sông Congo), làm thay đổi chất lượng nước và ngăn chặn sự di cư của cá.

Là nơi sinh sống của khoảng 1.148 loài cá được công nhận, nhưng báo cáo mới của các nhà bảo tồn cho biết hiện khoảng 19% trong số các loài cá ở sông Mekong đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Lan Mercado, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của WWF cho biết: “Sự suy giảm đáng báo động về quần thể cá ở sông Mekong là lời cảnh tỉnh khẩn cấp để hành động… Chúng ta phải hành động ngay bây giờ để đảo ngược xu hướng nguy hại này vì cộng đồng và các quốc gia sông Mekong sẽ phải chịu tổn thất rất lớn”.

Báo cáo từ 25 nhóm khu vực và quốc tế đã xem xét tác động lên các khu vực khác nhau của sông Mekong, bao gồm cả hồ Tonle Sap của Campuchia - nơi quần thể cá đã giảm đến 88% trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2019.

Các tác giả cho biết 74 loài cá trên sống Mekong được đánh giá là “có nguy cơ tuyệt chủng” trong Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Trong số những loài có nguy cơ tuyệt chủng có 18 loài được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt vào danh sách “cực kỳ nguy cấp”, bao gồm hai loài cá da trơn lớn nhất thế giới, cá chép lớn nhất thế giới và cá đuối nước ngọt khổng lồ.

Tuy nhiên, dữ liệu có sẵn công khai là rất ít vì nhiều loài trên sông vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng để đánh giá tình trạng bảo tồn của chúng. Do đó, “có thể nói rằng số lượng thực tế các loài cá bị đe dọa ở sông Mekong cao hơn nhiều so với con số 74”.

Báo cáo cho biết, sự suy giảm cá ở sông Mekong - chiếm hơn 15% sản lượng đánh bắt nội địa của thế giới, tạo ra hơn 11 tỷ USD mỗi năm - có thể gây tổn hại đến an ninh lương thực cho ít nhất 40 triệu người ở lưu vực hạ lưu sông Mekong.

Báo cáo cũng cảnh báo rằng các loài cá biến mất có thể làm trầm trọng thêm nạn phá rừng trong khu vực khi hàng triệu người trước đây sống dựa vào dòng sông buộc phải chuyển sang làm ruộng.

“Rõ ràng là chúng ta đang mạo hiểm gây ra một cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học mới cho lưu vực sông Mekong. Nhưng vẫn chưa quá muộn!” ông Herman Wanningen, Giám đốc điều hành của World Fish Migration Foundation nêu rõ.

Trong các khuyến nghị được đưa ra, báo cáo kêu gọi các quốc gia Mekong bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái của dòng sông, đồng thời cam kết thực hiện Thử thách Nước ngọt (Freshwater Challenge - FWC) - một sáng kiến nhằm hỗ trợ, tích hợp và đẩy nhanh việc khôi phục 300.000 km sông bị suy thoái và 350 triệu ha vùng đất ngập nước bị suy thoái vào năm 2030, cũng như bảo tồn các hệ sinh thái nước ngọt nguyên vẹn. Được biết đến nay, đã có 46 quốc gia tham gia sáng kiến này.

Song song đó, tăng dòng chảy tự nhiên của sông, cải thiện chất lượng nước, bảo vệ môi trường sống và các loài quan trọng là một trong sáu trụ cột được khuyến nghị để giúp khắc phục và bảo tồn sông Mekong.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters & AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sinh kế cho bà con nghèo

Đàn gà giống, những con dê, lợn, bò sinh sản... là những nguồn sinh kế mà ủy ban mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp đã trao tận tay cho bà con nghèo, hỗ trợ bà con phát triển kinh tế gia đình, vươn lên trong cuộc sống.

Sinh kế cho bà con nghèo
Sinh kế cho nữ nông dân nghèo

Được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ nguồn vốn mỗi người 3,2 triệu đồng, 1.000 nữ nông dân trên địa bàn tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế theo mô hình mình lựa chọn. Đó là kết quả ý nghĩa của dự án “Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn” do Đại sứ quán New Zealand tài trợ.

Sinh kế cho nữ nông dân nghèo
Tặng sách giáo khoa cho học sinh nghèo và cấp vốn sinh kế cho ngư dân

Ngày 3/7, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Lộc phối hợp với Hội thiện nguyện Hiếu Nghĩa Tâm và mạnh thường quân tỉnh Nam Định tổ chức trao tặng sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo vượt khó và cấp vốn sinh kế cho các hộ ngư dân khó khăn của huyện Phú Lộc.

Tặng sách giáo khoa cho học sinh nghèo và cấp vốn sinh kế cho ngư dân
Chậm triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế giảm nghèo

“Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo” và “Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp” là 2 dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững được thực hiện nhằm giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có điều kiện phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân, thực hiện các mô hình vẫn còn chậm, chưa nhiều.

Chậm triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế giảm nghèo
Return to top