ClockThứ Tư, 14/07/2010 22:25

Cầu Ca Cút, nối đôi bờ hy vọng

TTH - Cầu Ca Cút và đường 2 đầu cầu là công trình có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Không những nối thông QL49 B ven biển bị chia cắt lâu nay bởi đôi bờ phá Tam Giang, Ca Cút còn mở ra nhiều cơ hội để khai thác các tiềm năng kinh tế vùng đất ven biển các huyện Hương Trà, Quảng Điền…

Sau gần 2 năm triển khai thi công, đến nay, cầu Ca Cút đã thi công hoàn thành vào dịp 26/3 vừa qua. Hệ thống đường 2 đầu cầu cũng cơ bản được thông tuyến. Mặc dầu công trình đang trong thời gian thi công nhưng trước nhu cầu bức thiết của người dân, ngành giao thông vận tải và các nhà thầu đã tạo điều kiện cho người dân qua về lại trên cầu Ca Cút.

Ngày chúng tôi trở lại, cầu Ca Cút nhộn nhịp người và phương tiện qua về. Bến đò Hải Dương-Hương Phong vốn rình rập tồn tại hàng trăm năm nay đã ngưng hoạt động; bến đò Cồn Tộc-Vĩnh Tu giờ cũng đã thưa thớt khách. Ông Nguyễn Văn Bỉnh, Chủ tịch UBND xã Quảng Công (Quảng Điền) nói: Địa phương tuy cách cầu Ca Cút 4 km nhưng người dân vẫn qua cầu Ca Cút để lên về Huế. Các sản phẩm đánh bắt từ biển dễ dàng tiêu thụ hơn. Trước đây, mỗi cân cá nục có khi chỉ bán với giá 2.000 đồng, trong lúc đó ở Huế có giá trên 5.000 đồng; từ khi cầu Ca Cút được đưa vào sử dụng đến nay, giá cả ở đây không thấp hơn ở nơi khác là mấy. Về lâu dài, xã đang lập một số quy hoạch để phát triển kinh tế xã hội; trong đó, mở mang các loại hình du lịch sinh thái ở bãi tắm Quảng Công...
 
Hồ hởi nhất có lẽ là chính quyền và người dân xã Hải Dương (Hương Trà), nơi cầu Ca Cút trực tiếp bắc qua. Chị Lê Thị Tuyết bán cà phê giải khát quán gần trung tâm xã vui vẻ tâm sự: -“Quán này em dự định sẽ để lại cho bà nội về trông coi, còn em sẽ ra bãi biển đấu lô để kinh doanh các dịch vụ tắm biển…”.
 
Được biết, cùng với cầu Ca Cút được khởi công xây dựng, UBND huyện Hương Trà và UBND xã Hải Dương đã lập quy hoạch để xây dựng nơi đây thành một trung tâm kinh tế xã hội của cả khu vực. Từ đường dẫn cầu Ca Cút đổ xuống, có 120 ha đất phía bên trái ra đến bờ biển được quy hoạch hệ thống nhà nghỉ và các dịch vụ du lịch; diện tích đất phía bên phải ra tận bờ phá Tam Giang sẽ được bố trí xây dựng cây xăng; dịch vụ vận tải, nhà hàng ăn uống; nhà máy sản xuất các mặt hàng phục vụ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Ngoài ra, xã sẽ nâng cấp bãi tắm làng Dừa thành bãi tắm cộng đồng. Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch UBND xã Hải Dương cho biết: Hiện nay, một số dự án trên đã được cấp giấy phép…
 

Thi công tuyến đường  ra cầu Ca cút
 
Công trình cầu Ca Cút và đường 2 đầu cầu hoàn thành là một bước đột phá lớn về phát triển giao thông. Cầu Ca Cút sẽ rút ngắn khoảng cách giữa khu dân cư bên kia đầm phía Bắc cửa Thuận An với thành phố Huế và các trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh. Bên cạnh đó, cầu Ca Cút sẽ nối thông QL49B từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc, qua cầu Tư Hiền gặp QL1A tại chân đèo Phước Tượng. .
 
Ông Nguyễn Bá Bình, Giám đốc Ban Đầu tư Xây dựng Sở Giao thông Vận tỉnh nói: “Dự án đường và cầu Ca Cút là dự án lớn, quá trình thi công gặp rất nhiều thuận lợi. Nguồn vốn giải ngân kịp thời, năng lực nhà thầu đảm bảo yêu cầu. Trong tháng 8 tới, hệ thống đường 2 đầu cầu Ca Cút sẽ thi công hoàn thành, kịp thông xe toàn tuyến vào dịp 2-9-2010, thiết thực chào mừng đại hội Đảng các cấp”.
 
Không còn bao lâu nữa, cầu Ca Cút và đường 2 đầu cầu sẽ chính thức đưa vào hoạt động; thỏa nguyện ước mơ bao đời nay của chính quyền và nhân dân vùng biển hai huyện Hương Trà, Quảng Điền. Các tiềm năng kinh tế biển sẽ được đánh thức; một dáng vóc đô thị mới ven biển sẽ hình thành, qua cầu Ca Cút để giao thương!
 
 
Cầu Ca Cút và đường 2 đầu cầu là công trình giao thông đường bộ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được triển khai trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Dự án được Bộ GTVT phê duyệt, có tổng chiều dài toàn tuyến gần 8,5 km, kéo dài từ km 40 QL49B đến giao nhau với QL49A tại km 5, gần cầu Thuận An, với tổng mức đầu tư trên 311 tỷ đồng.
 
Phần cầu Ca Cút được coi là là hạng mục chính của dự án, có chiều dài hơn 607m, mặt rộng 10 mét, bao gồm 12 trụ, 2 mố; được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực. Phần đường có chiều dài hơn 7,8 km được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, trên tuyến còn có 21 cống thoát nước và một cây cầu Diên Trường II dài 24 mét.
 
 
Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề phòng giông sét khi vào vụ sản xuất

Thời điểm kết thúc vụ đông xuân, chuẩn bị vụ hè thu cũng là lúc nông dân đối diện với giông sét trên đồng khi thu hoạch nông sản. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cảnh báo, người dân cần chủ động phòng tránh, không được chủ quan, làm đồng khi đang có giông sét, tránh rủi ro do bị sét đánh có thể dẫn đến tử vong.

Đề phòng giông sét khi vào vụ sản xuất
Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách

Cùng với nguồn vốn phân bổ từ Trung ương hay vốn ủy thác từ chính quyền các cấp sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, nguồn vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức cũng góp một phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách
Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội

Tình trạng nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN) chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho hàng nghìn lao động với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người lao động (NLĐ).

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội
Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số

Với mục tiêu đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong hành trình thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến người dân để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số
Return to top