ClockThứ Hai, 06/05/2024 13:02

Đổi rác lấy quà, động lực để môi trường xanh, sạch

TTH - Đổi rác lấy quà là một trong những chương trình hành động thiết thực, kích thích việc phân loại rác tái chế từ cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường, giảm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý.

Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanhHành động nhỏ, ý nghĩa lớnViệc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

 Học sinh hào hứng tham gia hoạt động "Đổi rác lấy quà"

Không bỏ phí rác tái chế

Những vỏ lon, chai nhựa, giấy loại... thay vì được vứt chung vào thùng rác công cộng cùng nhiều loại rác khác, thì nay, người dân đã phân loại để riêng và gom lại để đem đi đổi lấy quà tặng. "Đổi rác lấy quà" đã được một số tổ chức nhen nhóm thực hiện từ cách đây khoảng 6 năm ở địa bàn TP. Huế. Nhưng khoảng đến năm 2022, hoạt động này mới chính thức đi vào "guồng" và được tổ chức bài bản, trở thành ngày hội, hoạt động chính trong khuôn khổ phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” của tỉnh.

Theo tính toán của đơn vị chức năng, mỗi ngày, toàn tỉnh phát sinh hơn 700 tấn rác. Riêng TP. Huế phát sinh hơn 400 tấn rác mỗi ngày. Trong đó, các loại rác có thể tái chế được chiếm khoảng 20% tổng lượng rác.

Tiên phong đẩy mạnh hoạt động gom rác phân loại đổi lấy quà, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (Hepco) khởi động chương trình "Đổi rác lấy quà" theo định kỳ. Từ khoảng tháng 4/2022 đến nay, chương trình này được Hepco duy trì thường xuyên theo định kỳ. Ngoài ra, các dịp cao điểm hoặc các ngày kỷ niệm về môi trường, Hepco tăng cường thêm hoạt động đổi rác lấy quà ở nhiều điểm. Tại mỗi dịp tổ chức ngày hội "Đổi rác lấy quà", người dân, các em học sinh... mang rác tái chế đến và đổi lấy những phần quà thiết thực như dụng cụ học tập, gạo, dầu ăn, cây cảnh, lương thực, thực phẩm...

Tham gia ngày hội "Đổi rác lấy quà", em Hoàng Lê Nhã Uyên, học sinh Trường tiểu học Phú Lưu, Vỹ Dạ, TP. Huế chia sẻ: "Nhận được dụng cụ học tập, gói thực phẩm qua việc đổi giấy loại, vỏ chai nhựa khiến chúng em rất vui. Nhưng đó chưa phải là mục đích chính, mà điều quan trọng khi tham gia ngày hội "Đổi rác lấy quà", em và nhiều người muốn chuyển tải thông điệp hãy cùng phân loại rác, hạn chế chất thải nhựa, rác thải có thể tái chế để vừa giảm tải cho môi trường và vừa đem lại lợi ích kinh tế".

Lan tỏa ra toàn cộng đồng

Từ khi Trung tâm Thông tin môi trường thuộc Hepco được thành lập, ngoài các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường, đây còn là điểm hẹn để người dân đem rác phân loại tái chế được đến đổi quà. Đến nay, chương trình "Đổi rác lấy quà" đã lan rộng ra ngoài cộng đồng. Nhiều địa phương, tổ chức chính trị xã hội, dự án nước ngoài... đã cùng đồng hành phối hợp tổ chức và huy động nhiều đối tượng, lứa tuổi tham gia tích cực.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Hepco đã thực hiện các đợt "Đổi rác lấy quà", cao điểm là vào tháng 3 và tháng 4 vừa qua với tổng khối lượng các loại rác được đổi gồm: 55kg rác nhựa, 255kg giấy loại và 15,5kg vỏ lon. Ngoài ra, tổ chức WWF phối hợp với Hepco thực hiện chương trình thực tế tại 25 trường tiểu học và trung học trên địa bàn và thu được hàng trăm kg các loại rác tái chế.

Cùng với đó, các tổ chức đoàn thể như Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên các phường, xã còn "biến rác thành tiền" từ việc bán các loại rác đổi tái chế để mua sắm vật dụng, thiết bị học tập hay bằng tiền mặt để trao tặng, hỗ trợ cho hội viên phụ nữ, các học sinh khó khăn trên địa bàn, giúp các gia đình trang trải chi phí sinh hoạt và có thêm điều kiện học tập cho con em.

Để tạo tiền đề hưởng ứng chương trình này, ông Hồ Lâm Phúc, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Huế cho biết, từ năm 2021 UBND TP. Huế đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn. Ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chính quyền đã đầu tư cơ sở vật chất như trang bị các loại thùng phân loại rác tại nguồn để bố trí tại nhiều điểm đặt thùng ở các phường, xã của TP. Huế.

Quy trình phân loại rác tại nguồn để đổi rác lấy quà như nhiều đơn vị, địa phương, tổ chức đang thực hiện dần được nhân rộng ra toàn cộng động. Lượng rác được tiếp nhận sẽ tiếp tục đem quy đổi và được tái chế, tái sử dụng mà không bị bỏ phí ra môi trường. Đây là một trong những giải pháp kinh tế tuần hoàn đem lại lợi ích kinh tế và bền vững cho môi trường.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo

Tập trung phát triển sản xuất song song với đẩy mạnh công tác nâng cao tay nghề cho người lao động, Hợp tác xã Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ Nhân Đạo trực thuộc Hội Người mù (HNM) TP. Huế (gọi tắt là HTX Nhân Đạo) đã duy trì hoạt động hiệu quả, từ đó tạo sinh kế bền vững cho nhiều hội viên khiếm thị.

Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo
HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

Có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đang triển khai các giải pháp để thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số, một bước đi cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của ngành và sự phát triển không ngừng của xã hội.

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số
Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với cách làm linh hoạt, hiệu quả, sát với tình hình thực tế, huyện Phú Lộc đang đưa các chính sách, mô hình thiết thực đến với hộ nghèo để giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

TIN MỚI

Ly giữ nhiệt lock&lock in logo giỏ quà tết chất lượng, giá tốtđại lý xe quét rác công nghiệp chính hãng
Return to top