ClockThứ Năm, 19/04/2018 15:56

Cuba ở thời khắc chuyển giao lịch sử

Hôm nay nhà lãnh đạo Raúl Castro (86 tuổi) sẽ rời cương vị chủ tịch Cuba khi đất nước vùng Caribê kết thúc một chương lịch sử kéo dài 60 năm gắn liền với dòng họ Castro để bước sang một giai đoạn mới.

Tổng tuyển cử Cuba: 8 triệu cử tri đăng ký tham gia bỏ phiếuTiết lộ vai trò con trai chủ tịch Cuba trong quan hệ với Mỹ

Cuba ở thời khắc chuyển giao lịch sử - Ảnh 1.

Dự kiến ông Miguel Díaz-Canel sẽ kế nhiệm ông Raúl Castro - Ảnh: Reuters

Quốc hội Cuba đã khai mạc kỳ họp quan trọng và trong ngày 18/4, giờ địa phương, sẽ tổ chức phiên bỏ phiếu bầu ra Chủ tịch hội đồng nhà nước, cũng là Chủ tịch nước. 

Cho tới lúc này, nhân vật gần như chắc chắn sẽ kế nhiệm ông Raúl Castro là ông Miguel Díaz-Canel (57 tuổi), phó chủ tịch thứ nhất đương nhiệm.

Sự chuyển giao quan trọng

Ông Raúl Castro đã cất công chuẩn bị cho thời khắc lịch sử vô cùng quan trọng này. Ngay từ tháng 2-2013, ông đã thông báo rõ sẽ từ chức sau khi hoàn tất nhiệm kỳ 5 năm lần thứ 2 vào năm 2018. 

"Chúng ta đã vượt qua một chặng đường dài để con cháu chúng ta, thế hệ hiện tại và trong tương lai sẽ được hạnh phúc" - ông Raúl đã nói như vậy tại một trong những bài phát biểu cuối cùng của ông trên cương vị chủ tịch nước vào tháng trước.

Đây là thời khắc vô cùng quan trọng với Cuba, bởi vào thời điểm ông Raúl chính thức lên nắm quyền thay anh trai năm 2008 (ông Raul nắm tạm quyền từ cuối tháng 7-2006), vẫn còn một người của dòng họ Castro tại nhiệm. 

Nhưng giờ đây, quyết định trao truyền trách nhiệm đã mang một ý nghĩa và tác động lớn lao hơn, đó là gây dựng một thế hệ các nhà lãnh đạo mới của đất nước sẽ không còn họ Castro.

Mặc dù không còn làm chủ tịch, nhưng ông Raúl vẫn sẽ tiếp tục giữ cương vị Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba cho tới kỳ đại hội tiếp theo năm 2021. 

Người dự kiến được trao trọng trách kế nhiệm ông Raúl cũng sẽ là ông Miguel Díaz-Canel, vốn đã là cánh tay phải của ông Raúl từ năm 2013 đến nay.

Nhiều người Cuba hi vọng ông Díaz-Canel sẽ tiếp tục ủng hộ những cải cách kinh tế mạnh mẽ hơn những gì đã thực hiện dưới thời của hai lãnh đạo tiền nhiệm. 

Dù vậy kỳ vọng đó có thể không quá lớn, bởi với vai trò như một nhà tư tưởng của Đảng Cộng sản Cuba, ông Díaz-Canel là người đã luôn bày tỏ quan điểm ngờ vực về quá trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama.

Người ta nói ông Raúl sẽ rời cương vị chủ tịch, và một người khác trẻ hơn sẽ lên thay. Đó cũng là điều hợp lý. Nhưng ông Raúl sẽ không đi đâu cả, ông ấy sẽ luôn ở bên chúng tôi, giống như ông Fidel 

Ông Raúl Garcia (một người dân Cuba 79 tuổi)

 

Cơ hội lớn, thách thức nhiều

Sinh ra sau cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1960), với xuất thân từ một kỹ sư và từng là bộ trưởng giáo dục, ông Miguel Díaz-Canel đã kinh qua nhiều cấp bậc chức vụ trong đảng trước khi được bầu làm phó chủ tịch thứ nhất Cuba. 

Nếu được bầu làm lãnh đạo mới, ông được cho là người sẽ kiến tạo sự đồng thuận trong chính phủ, song có lẽ không phải người quá nhiệt tình với những cải cách nhảy vọt.

Cuba ở thời khắc chuyển giao lịch sử - Ảnh 3.

Chủ tịch Raul Castro cùng Phó chủ tịch Miguel Díaz-Canel dự phiên họp Quốc hội ngày 18/4 tại thủ đô Havana - Ảnh: REUTERS

Việc chuyển giao quyền lực cũng diễn ra ở một thời điểm quốc gia vùng Caribê đã bắt đầu gặt hái những thành quả từ chính sách mở cửa kéo dài một thập kỷ qua của ông Raúl. 

Mặc dù điều kiện truy cập mạng Internet vẫn còn ở mức trung bình nhưng các điểm kết nối mạng đã phổ biến hơn bao giờ hết.

Tại Cuba hiện đã có hơn 5 triệu điện thoại di động trên tổng số 11,5 triệu dân. Hơn 550.000 người Cuba đang làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân. 

Người Cuba giờ đây cũng được tự do xuất ngoại và có quyền mua, bán bất động sản. Dù vậy kinh tế Cuba vẫn còn rất nhiều khó khăn, các nhu yếu phẩm như trứng, khoai tây, giấy vệ sinh vẫn thường xuyên chưa đáp ứng đủ nhu cầu người dân.

Cuba chuyển giao thế hệ lãnh đạo cũng vào một thời điểm có nhiều thách thức khi quan hệ với Mỹ vừa ấm lại đôi chút dưới thời ông Obama đã lại rơi vào "băng giá" dưới thời ông Trump. 

Cho tới nay hai bên vẫn chưa giải quyết được dứt điểm vụ việc liên quan tới "bệnh lạ" xảy ra với các nhà ngoại giao Mỹ ở Havana. Washington cáo buộc Cuba tấn công phái đoàn ngoại giao của họ bằng vũ khí âm thanh nhưng phía Havava một mực bác bỏ.

Nền kinh tế tư nhân còn rất non trẻ ở Cuba cũng đang đối mặt với nhiều thách thức nảy sinh từ quan hệ căng thẳng với Mỹ. 

Năm ngoái Cuba đã tạm ngừng cấp giấy phép thành lập mới với các doanh nghiệp tư nhân với lý do đã tới lúc cần siết lại quản lý để thế hệ doanh nhân mới trong nước vận hành đúng pháp luật và tuân thủ nghiêm trách nhiệm đóng thuế.

Bên cạnh đó, giới chức Cuba cũng lên án các chính sách khắc nghiệt của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã làm giảm mạnh lượng du khách Mỹ vốn từng ồ ạt đổ vào quốc đảo này dưới thời ông Obama.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu hút chuyển giao công nghệ mới từ FDI

Nhiều lợi ích mang lại khi thực hiện chuyển giao công nghệ thông qua thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Không chỉ giúp tiết kiệm được nguồn lực mà còn rút ngắn được thời gian nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đây còn là giải pháp hữu hiệu để đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Thừa Thiên Huế.

Thu hút chuyển giao công nghệ mới từ FDI
Thương mại hóa sản phẩm chủ lực từ ứng dụng khoa học công nghệ

Ngày 12/12, Sở KH&CN tổ chức hội thảo "Đẩy mạnh ứng dụng KH&CN nhằm thương mại hóa các sản phẩm chủ lực của địa phương" với sự tham gia chia sẻ, trao đổi những tư duy mới, tầm nhìn mới, giải pháp công nghệ mới, sản phẩm mới từ các chuyên gia, nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp...

Thương mại hóa sản phẩm chủ lực từ ứng dụng khoa học công nghệ
Kết nối doanh nghiệp với chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước

Ngày 11/12, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (ƯDTBKHCN) - Sở KH&CN phối hợp với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN tổ chức hội thảo "Kết nối doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế với hoạt động chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước".

Kết nối doanh nghiệp với chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước
Đầu tư hạ tầng, chuyển giao công nghệ

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, lĩnh vực nông nghiệp ở TP. Huế không chỉ gia tăng về diện tích, mà còn có thêm các thế mạnh như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản, kinh tế biển, đầm phá… Để phát huy hiệu quả, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN) theo hướng bền vững để tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân.

Đầu tư hạ tầng, chuyển giao công nghệ
Return to top