ClockThứ Hai, 11/12/2023 17:06

Kết nối doanh nghiệp với chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước

TTH.VN - Ngày 11/12, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (ƯDTBKHCN) - Sở KH&CN phối hợp với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN tổ chức hội thảo "Kết nối doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế với hoạt động chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước".

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ đổi mới, chuyển giao và cải tiến công nghệ Ra mắt "Sàn Giao dịch công nghệ và điểm kết nối cung - cầu công nghệ"Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào trồng và chế biến chuối

 Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KH&CN tìm hiểu về nhu cầu ứng dụng, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp tỉnh

Đây là hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ "Quản lý, duy trì, vận hành Sàn Giao dịch công nghệ và Điểm kết nối cung - cầu công nghệ tỉnh" của Trung tâm ƯDTBKHCN; đồng thời góp phần thúc đẩy các hoạt động mua - bán, chuyển giao công nghệ của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hội thảo còn là dịp để kết nối, tạo môi trường và công cụ thuận lợi giúp các tổ chức, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là thương mại hóa, chuyển giao các sản phẩm KH&CN của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nhà nghiên cứu và viện, trường... vào sản xuất, kinh doanh.

Thông qua sàn giao dịch và hội thảo lần này còn hỗ trợ cho các đơn vị có công nghệ, thiết bị chào bán cũng như các đơn vị có nhu cầu tìm mua công nghệ, thiết bị, gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi trực tuyến - trực tiếp và thực hiện giao dịch mua bán công nghệ thuận lợi, không hạn chế về không gian và thời gian; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, hỏi đáp về những vấn đề quan tâm.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN cho rằng: Sàn Giao dịch công nghệ và điểm kết nối cung - cầu công nghệ bước đầu đã thực hiện hiệu quả trong việc xúc tiến hoạt động ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ, giúp tăng nhanh giá trị giao dịch hàng hóa KHCN trên thị trường. Đây còn là cầu nối đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, hỗ trợ và thúc đẩy các chủ thể liên quan tham gia vào các hoạt động của thị trường và liên thông thị trường KHCN trong và ngoài nước.

 Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang có nhu cầu được kết nối để đổi mới, chuyển giao công nghệ 

Tại hội thảo, TS. Nguyễn Mai Dương, Cục Trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ tham gia đề xuất một số giải pháp, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng được những thời cơ của công nghệ thông tin mang lại, tạo thuận lợi cho hoạt động kết nối, phát triển và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, các tham luận, trao đổi từ Viện Ứng dụng công nghệ, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cùng một số doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn cũng nêu lên một số ý kiến, đề xuất được hỗ trợ, tiếp cận, kết nối các công nghệ tiên tiến để đổi mới vào sản xuất, bảo quản..., nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời một số đơn vị, doanh nghiệp cũng mong muốn kết nối chuyển giao công nghệ nhằm ứng dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top