ClockThứ Năm, 11/01/2024 06:48

Thu hút chuyển giao công nghệ mới từ FDI

TTH - Nhiều lợi ích mang lại khi thực hiện chuyển giao công nghệ thông qua thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Không chỉ giúp tiết kiệm được nguồn lực mà còn rút ngắn được thời gian nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đây còn là giải pháp hữu hiệu để đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Thừa Thiên Huế.

Kỳ vọng 'đón sóng' dòng vốn FDIGDP năm 2023 tăng 5,05%, điểm sáng của kinh tế dòng vốn FDIĐể doanh nghiệp FDI là động lực thúc đẩy tăng trưởng

Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH SUNJIN AT&C VINA với công nghệ hiện đại đem lại hiệu suất lao động và chất lượng sản phẩm

Tăng giá trị cạnh tranh

Bằng chính sách mở cửa, ưu đãi và môi trường kinh doanh hấp dẫn, những năm qua, Thừa Thiên Huế đã thu hút được một số lượng lớn dự án và nguồn vốn FDI. Lũy tiến đến nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 126 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư hơn 4,5 tỷ USD.

Công ty TNHH SUNJIN AT&C VINA chuyên sản xuất trang phục dệt kim, đan móc nhờ ứng dụng công nghệ máy móc tiên tiến đã đem lại hiệu suất lao động tăng cao, đáp ứng nhiều đơn hàng xuất khẩu đúng tiến độ, chất lượng dù chỉ mới "chân ướt chân ráo" đi vào hoạt động tại Lộc Vĩnh, thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Hay Công ty TNHH MTV Đầu tư và chế biến khoáng sản PHENIKAA Huế sau hơn 3 năm đi vào hoạt động tại Khu công nghiệp Phong Điền được xem là đơn vị đầu đàn trong đổi mới thiết bị công nghệ, sản xuất xanh, thân thiện với môi trường. Đơn vị đang vận hành dây chuyền áp dụng công nghệ Đức để sản xuất đá Cristobalite gốc thạch anh từ nguyên liệu cát với công suất trên 72.000 tấn/năm. Sản phẩm của Phenikaa Huế cung cấp cho các nhà máy sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh của Tập đoàn Phenikaa và xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Pháp, Bỉ...

 Luôn cải tiến và đổi mới công nghệ sản xuất là ưu tiên hàng đầu tại Phenikaa Huế để đem lại giá trị gia tăng cao

Với mục tiêu thu hút được nhiều công nghệ mới, tiên tiến, để sản xuất ra được nhiều sản phẩm mới mà trước đây trong nước chưa có, việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thông qua FDI là giải pháp được cho tối ưu nhằm hạn chế đến mức tối đa việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa… Cũng nhờ áp dụng phương thức này, thời gian qua, nhiều nhà máy FDI trên địa bàn tỉnh đã sản xuất được các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không thua kém hàng nhập khẩu với giá cả hợp lý, được người tiêu dùng ưa chuộng. Trong đó phải kể đến các sản phẩm đồ uống có cồn của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam, Công ty TNHH MTV Thực phẩm Huế. Hay các sản phẩm may mặc của Công ty Scavi Huế, Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam - Chi nhánh Huế, Công ty TNHH MTV Hanex Huế; các sản phẩm sản xuất thiết bị y tế xuất khẩu của Công ty TNHH Công nghệ Bảo hộ Kanglongda Việt Nam. Ngoài ra còn có các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, xử lý môi trường và các ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin của các công ty đang hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh như: Công ty TNHH MTV Brycen Việt Nam, Công ty TNHH MTV MagRabbit Huế, Tập đoàn Mitani Sangyo…

Theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh nói riêng đang tạo ra mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong nước. Từ đó, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiến hành nghiên cứu và phát triển (R&D) thông qua việc học cách thiết kế, chế tạo, tiếp thu công nghệ nguồn, sau đó cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tế và biến chúng thành công nghệ của mình.

Con đường ngắn nhất để đổi mới công nghệ

Đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ cho rằng, chuyển giao công nghệ là con đường ngắn nhất để đổi mới công nghệ. Chuyển giao công nghệ thông qua FDI giúp tiết kiệm được nguồn lực và rút ngắn được thời gian nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và quản lý, kinh doanh, thu hẹp dần khoảng cách về công nghệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tuy vậy, chuyển giao công nghệ thông qua FDI cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư. Vì nếu không biết lựa chọn, giám định thì có thể tiếp nhận công nghệ lạc hậu, công nghệ không phù hợp với nhu cầu đổi mới công nghệ của đất nước, tiêu hao nhiều năng lượng, phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm môi trường. Do đó, bên cạnh "trải thảm đỏ", tỉnh cũng tập trung xây dựng cụ thể danh mục hạn chế, thẩm tra năng lực nhà đầu tư để tránh tình trạng dự án sử dụng, nhập khẩu máy móc, công nghệ lạc hậu, lỗi thời, gây ô nhiễm môi trường cao, lạm dụng tài nguyên. Đồng thời khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh hợp tác, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực hấp thu công nghệ của đội ngũ người lao động, quản lý để hỗ trợ hoàn thiện quy trình sản xuất đáp ứng yêu cầu, hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả thu hút nhà đầu tư nước ngoài đến chuyển giao công nghệ và đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Thừa Thiên Huế, tỉnh đã áp dụng các chính sách ưu đãi cao nhất theo khung quy định của pháp luật Việt Nam cho các nhà đầu tư khi đến đầu tư vào địa bàn tỉnh.

Thời gian tới, chính quyền địa phương tiếp tục xây dựng danh mục ưu tiên, đề xuất các dự án đầu tư phù hợp, trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để tiếp cận kêu gọi đầu tư đối với từng nhà đầu tư tiềm năng. Ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược, tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu; ưu tiên doanh nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Cụ thể khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm, các giải pháp đổi mới công nghệ, thân thiện môi trường; các dự án có giá trị gia tăng cao, tác động lan tỏa thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, các ngành, lĩnh vực.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong thu hút đầu tư - Bài 1: Điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư

Xúc tiến đầu tư có vai trò cực kỳ quan trọng, góp phần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư; hình thành khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu... Với vị trí địa lý thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện…, Thừa Thiên Huế đang là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong thu hút đầu tư - Bài 1 Điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư
Thu hút khách quốc tế mùa thấp điểm

Từ tháng 5 đến đầu tháng 9 hàng năm được xem là mùa thấp điểm khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng đang thực hiện nhiều giải pháp để thu hút du khách nước ngoài, nhất là những thị trường mục tiêu.

Thu hút khách quốc tế mùa thấp điểm
Triển vọng trong kêu gọi vốn FDI

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm. Bên cạnh dòng đầu tư mới tiếp tục tăng, nhiều dự án đang hoạt động tại Việt Nam cũng mở rộng quy mô sản xuất, góp phần gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.

Triển vọng trong kêu gọi vốn FDI
Thu hút người dân vùng núi tham gia bảo hiểm

Là một trong hai huyện miền núi của tỉnh, đời sống của người dân trên địa bàn huyện A Lưới còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập không ổn định. Để đảm bảo an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người dân, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện A Lưới triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.

Thu hút người dân vùng núi tham gia bảo hiểm
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Công nghệ mới trên màn hình cho samsung Z Flip 6

Màn hình luôn là trái tim của mỗi chiếc điện thoại thông minh, và với Samsung Z Flip 6, sự phát triển công nghệ trên màn hình đã đem lại những trải nghiệm độc đáo và tuyệt vời cho người dùng. Hãy cùng chúng tôi khám phá những công nghệ mới mẻ trên màn hình của chiếc điện thoại này.

Công nghệ mới trên màn hình cho samsung Z Flip 6

TIN MỚI

Return to top