ClockThứ Năm, 30/11/2017 13:26

Di tích xuống cấp, thiếu tiền để trùng tu

TTH - Hiếm có địa phương nào có mật độ di tích dày đặc như Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, ngoài Quần thể di tích Cố đô Huế còn khá nguyên vẹn, được trùng tu, tôn tạo khá tốt, hầu hết các di tích còn lại đều xuống cấp...

Di tích chùa Thành Trung xuống cấpChống xuống cấp cấp thiết Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu

Thiếu kinh phí, nhà bia di tích Nghĩa trang Phan Bội Châu trong cảnh xuống cấp, đang được lợp tạm bằng... tôn. Ảnh: HK

Thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 1.000 di tích lớn, nhỏ, trong đó có 156 di tích được xếp hạng (2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 87 di tích cấp quốc gia, 69 di tích cấp tỉnh). Hầu hết các di tích được xếp hạng hay chưa được xếp hạng đều trong tình trạng xuống cấp, có nhiều di tích xuống cấp nghiêm trọng cần trùng tu khẩn cấp, song kinh phí để thực hiện này quá ít, nhiều địa phương không có kinh phí để sửa chữa, trùng tu.

Nguồn kinh phí được bố trí hàng năm để tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh là nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Tuy nhiên, nguồn vốn này rất khiêm tốn so với số lượng di tích cần tu bổ, tôn tạo; hơn nữa, nguồn vốn này chủ yếu phục vụ cho công tác chống xuống cấp đối với di tích cấp quốc gia, còn di tích cấp tỉnh không có nguồn vốn bố trí cụ thể. Vấn đề này, hằng năm, Sở Văn hóa và Thể thao đều có báo cáo với UBND và HĐND tỉnh, song vẫn chưa được cân đối đưa vào kế hoạch.

Theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm 2016 - 2020, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa để đầu tư cho công tác trùng tu di tích hàng năm sẽ không còn nên Sở Văn hóa và Thể thao đã nghiên cứu đề xuất danh mục đầu tư các di tích trên địa bàn tỉnh theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở lồng ghép vào các dự án thành phần của chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, giai đoạn 2016 - 2020 gửi cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí nguồn vốn cụ thể. Tuy nhiên, đến nay, vẫn không có nguồn vốn cụ thể để bố trí hỗ trợ chống xuống cấp cho các di tích nằm ngoài Quần thể di tích Cố đô Huế (Kế hoạch trung hạn về tu bổ, tôn tạo di tích của tỉnh chỉ tập trung đầu tư cho các công trình thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế).

Những di tích lịch sử - văn hóa là những nguồn sử liệu trực tiếp, cung cấp những thông tin quan trọng về trang sử hùng tráng của dân tộc, truyền thống hào hùng của ông cha ta, của những thế hệ đi trước trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, được xem là phương tiện để nhận thức các sự kiện đã qua, từ đó nhận thức đúng về các sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan để lưu truyền cho thế hệ sau.

Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết: “Việc trùng tu, tôn tạo di tích xuống cấp hiện nay rất cần thiết và khẩn trương. Nếu để khi trở thành phế tích thì có tiền cũng không thực hiện được. Tôi rất mong HĐND, UBND tỉnh sớm quan tâm và có các giải pháp đồng bộ và hiệu quả để thực hiện công tác này”.

Hoàng Trọng Bửu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trùng tu di tích đình làng

Là địa phương có khá nhiều đình làng và di tích văn hóa lịch sử, thời gian qua TP. Huế ưu tiên nguồn lực bố trí vốn đầu tư nâng cấp, trùng tu các công trình đình làng nhằm góp phần bảo tồn và phục hồi, hướng đến tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các di tích.

Trùng tu di tích đình làng
Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử
Cẩn trọng trong trùng tu Điện Thái Hòa

Là công trình di tích nổi tiếng và quan trọng bậc nhất ở khu vực Hoàng cung Huế, việc trùng tu công trình điện Thái Hòa được tiến hành cẩn trọng.

Cẩn trọng trong trùng tu Điện Thái Hòa
Return to top