ClockThứ Tư, 08/04/2015 18:30

Di tích chùa Thành Trung xuống cấp

TTH - Nằm bên dòng sông Thanh Hà, chùa Thành Trung (xã Quảng Thành, Quảng Điền) được nhiều người biết đến là một trong những di tích còn sót lại của thành luỹ Hoá Châu. Tuy nhiên theo thời gian, ngôi chùa bị xuống cấp nghiêm trọng.

Chùa Thành Trung được xây từ năm 1745, ngoài việc bảo lưu những nét văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc của người Việt, chùa còn là nơi bảo quản, thờ tự tượng thần Visnu, một vị thần của người Chăm. Đây là minh chứng sinh động về sự giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc: Chăm - Việt.

Tuy nhiên khi đến đây, chúng tôi thật sự thất vọng, bởi ngôi chùa đã bị xuống cấp khá nhiều, không còn giữ được nét nghiêm trang của một ngôi cổ tự. Vừa đặt chân vào sân chùa đập ngay vào mắt chúng tôi là cánh cửa gỗ nham nhở những vết nứt. Cậu bạn tôi nhanh nhảu định chạy lại mở cánh cửa chùa thì bị ngăn lại với lý do những cánh cửa này đã bị hỏng. Để khắc phục hư hỏng, người giữ chùa phải dùng các sợi thép cột chặt cánh cửa tránh gió, hay người nào vô ý mở cửa thì không thể khắc phục được. Chúng tôi đành phải đi vòng 2 bên vào trong viếng chùa.
 Chùa Thành Trung bị xuống cấp
Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cho biết: Chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến người dân quanh khu vực, lập dự án trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp di lịch sử văn hóa chùa Thành Trung. Vừa qua, tỉnh có quyết định sẽ hỗ trợ 140 triệu đồng khắc phục tình trạng dột và làm lại hệ thống cửa chùa, dự kiến vào tháng 10 này bắt tay vào khắc phục. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tình thế.
Chưa vào chính điện, hình ảnh những tấm bạt phủ từ mái nhà kéo xuống khiến chúng tôi không khỏi băn khoăn. Như biết được điều chúng tôi ái ngại, ông Đào Quang Chạy trông coi chùa lý giải: “Trời mưa nước dột ghê quá, tôi phải đi xin tiền mua bạt phủ lên nóc chùa cho đỡ dột”. Vào trong chính điện lại càng thê thảm hơn, khi nhìn lên mái chùa nhiều viên ngói gần như bóc dỡ. Hai bên vách tường nhiều đoạn bị nứt nẻ, trông rất nham nhở.
Ông Đào Quang Chạy cho hay: “Tình trạng xuống cấp chùa Thành Trung kéo dài từ năm 1999 cho đến nay. Chúng tôi cũng nhiều lần kiến nghị lên huyện, tỉnh, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có động tĩnh nào về việc tôn tạo lại chùa. Ai ở đây mới hiểu được nỗi lo của chúng tôi. Nghe bão, lụt là lại thấp thỏm bởi không biết sẽ bị sập lúc nào.
Ông Đào Trọng Thành, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành nói: Chùa Thành Trung là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của cư dân địa phương như: kiến trúc thờ tự, sinh hoạt lễ hội... Tuy nhiên, chùa đã xuống cấp nghiêm trọng. Qua khảo sát thực tế, toàn bộ công trình đã dột nát, cửa bằng gỗ và mái ngói hư hỏng nặng, cần phải trùng tu sửa chữa.
Bài, ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

TIN MỚI

Return to top