ClockThứ Bảy, 20/04/2024 08:19

Trùng tu di tích đình làng

TTH - Là địa phương có khá nhiều đình làng và di tích văn hóa lịch sử, thời gian qua TP. Huế ưu tiên nguồn lực bố trí vốn đầu tư nâng cấp, trùng tu các công trình đình làng nhằm góp phần bảo tồn và phục hồi, hướng đến tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các di tích.

Hoàn thành trùng tu đình làng Hiền SỹĐình Nguyệt Biều đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sửTrùng tu, bảo tồn các di tích đình làng

 Tổ chức các hoạt động trước khuôn viên đình Dương Xuân Hạ sau khi đình được đầu tư kinh phí trùng tu

Đình làng Dương Xuân Hạ, phường Thủy Xuân gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của làng Dương Xuân Hạ. Đây không chỉ là địa điểm sinh hoạt văn hóa tinh thần truyền thống của người dân, mà còn là di tích có giá trị về mặt lịch sử, liên quan mật thiết với các cuộc đấu tranh yêu nước và cách mạng của Nhân dân xã Thủy Xuân anh hùng, nay là phường Thủy Xuân. Đình Dương Xuân Hạ được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử (lưu niệm sự kiện) cấp tỉnh theo Quyết định số 410 ngày 26/2/2015.

Qua thời gian, đình Dương Xuân Hạ xuống cấp, hư hỏng nên tháng 8/2023 UBND TP. Huế đầu tư kinh phí tháo dỡ và trùng tu di tích. Theo đó, di tích đình Dương Xuân Hạ được thực hiện trùng tu với kinh phí gần 5,7 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, ngân sách phường và các nguồn huy động khác. Các hạng mục chính được tu sửa, chống xuống cấp bao gồm: Tu bổ, tôn tạo, phục dựng lại toàn bộ đình chính, tả vu, hữu vu, 2 miếu thờ theo nguyên trạng; chống mối mọt toàn bộ khu vực. Đồng thời, gia cố, vệ sinh phục hồi theo nguyên trạng miếu Âm linh, bình phong, trụ biểu; lát sân trước đình, bậc cấp lối lên.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, việc đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo đình Dương Xuân Hạ góp phần hạn chế tình trạng xuống cấp tại di tích, gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của cha ông, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương.

Đình làng An Cựu (kiệt 33 An Dương Vương, TP. Huế) được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh từ năm 2008. Ngôi đình được xây dựng theo kiểu truyền thống độc đáo và được đánh giá cao về nghệ thuật kiến trúc. Song, nhiều năm nay tại đình làng hạn chế các hoạt động văn hóa cộng đồng, bởi toàn bộ hệ thống mái đã hư hại, nhiều đoạn ngói bị trụt và võng xuống; các cấu kiện gỗ phần nhiều đã mục ruỗng; vách tường bị thấm dột, rêu mốc, mục nát và bong tróc từng mảng lớn; nghi môn và tường thành nứt vỡ…

Qua khảo sát và nghiên cứu hiện trạng, năm 2023 TP. Huế đầu tư dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích đình An Cựu. Quy mô đầu tư bao gồm, tu sửa, chống xuống cấp chính đình và tiền đình, hạ giải các hạng mục hư hỏng của đình; tu bổ, phục hồi lại toàn bộ đình theo nguyên trạng; chống mối mọt, chống thấm, chống ngập khu vực đình; đầu tư hệ thống điện chiếu sáng, PCCC đảm bảo nhu cầu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật. Công trình có tổng mức đầu tư 9,8 tỷ đồng, được triển khai trong 2 năm 2023 - 2024 từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Hiện trên địa bàn thành phố có 138 đình làng. Trong năm 2023 TP. Huế đã đầu tư hơn 26 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo 4 đình, bao gồm: đình Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân), đình Kim Long (phường Kim Long), đình Xuân Hòa (phường Hương Long) và đình An Cựu (phường An Cựu). Hiện, có 2 đình đã hoàn thành việc trùng tu (đình Kim Long và đình Xuân Hòa), 2 đình còn lại hoàn thiện những hạng mục cuối cùng của dự án để đưa vào sử dụng.

Hiện thành phố đã và đang tiến hành khảo sát hiện trạng, tiếp tục lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa nói chung và các đình làng nói riêng. Đồng thời, khảo sát hiện trạng, lập phương án cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích tại các di tích do thành phố trực tiếp quản lý. Sau khi các di tích được trùng tu, tôn tạo sẽ nghiên cứu tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các di tích nhằm phát huy giá trị các di tích trên địa bàn.

Bài, ảnh: Ngọc Khánh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác triển khai dự án giao thông xanh trong khu vực di tích

Với mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng Giao thông Xanh thân thiện môi trường theo định hướng phát triển tổng thể kinh tế tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, ngày 14/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Công ty TNHH Gbike Hàn Quốc ký kết hợp tác triển khai dự án giao thông xanh trong khu vực di tích nhằm khai thác và phát huy giá trị di tích Huế.

Hợp tác triển khai dự án giao thông xanh trong khu vực di tích
Phát huy giá trị của Đình làng Thế Chí Đông

Cách trung tâm TP. Huế khoảng 35km về hướng Đông Bắc, Đình làng Thế Chí Đông, xã Điền Hải, huyện Phong Điền mang trong mình những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất nằm bên phá Tam Giang, vừa được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Phát huy giá trị của Đình làng Thế Chí Đông
Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

TIN MỚI

Return to top