ClockThứ Hai, 08/04/2024 17:59

Tiến hành khai quật khảo cổ tại di tích tháp đôi Liễu Cốc trong gần 3 tháng

TTH.VN - Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh sẽ phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc tại thôn Bàu Tháp (phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà) từ ngày 9/4 đến 5/7 theo quyết định từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
HN - Phú Thăng
  • HN - Phú Thăng

Tìm dấu tích đàn Nam Giao thời Tây SơnKiến nghị mở rộng diện tích khai quật di tích núi BânXuất lộ dấu vết nền móng gốc của hai nhà che Cửu vị thần côngTriển khai khảo cổ học tại điện Thái Hòa

 Việc thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc tại thôn Bàu Tháp (phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà) diễn ra từ ngày 9/4 đến 5/7 . Ảnh: Nguyễn Tiến Giang

 Thông tin này vừa được Sở Văn hóa và Thể thao cho biết ngày 8/4. Theo đó, việc thăm dò, khai quật sẽ được tiến hành với diện tích 80m2. Cụ thể, diện tích thăm dò 20m2 (4 hố), diện tích khai quật 60m2 (3 hố). Người chủ trì thăm dò, khai quật là ông Nguyễn Ngọc Chất, Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho Nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.

Những hiện vật thu thập được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.

Khi kết thúc đợt thăm dò, khai quật khảo cổ, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phải có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã thăm dò, khai quật khảo cổ trong thời gian chậm nhất 1 tháng và báo cáo khoa học trong thời gian chậm nhất 1 năm, gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trước khi công bố kết quả của đợt thăm dò, khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép trao đổi, thống nhất với Cục Di sản văn hóa.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những “người hùng thầm lặng”

Lần đầu tiên, những nghệ nhân, thợ lành nghề được tôn vinh vì những đóng góp đầy ý nghĩa trong công cuộc bảo tồn, tu bổ công trình di tích.

Những “người hùng thầm lặng”
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

Thông tin trên được Văn phòng UBND huyện Phong Điền cho biết vào ngày 7/11, khi lãnh đạo huyện vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Kinh phí đầu tư dự án (DA) này là 1,695 triệu đồng, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động khác.

Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

TIN MỚI

Return to top