ClockThứ Năm, 22/03/2018 13:15

Đổi mới, tăng hiệu quả hoạt động trạm y tế

TTH - Từ đầu năm 2016, chủ trương khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) thông tuyến, nhiều trạm y tế (TYT) ở vùng trung tâm huyện lỵ, đô thị... chỉ còn chức năng phòng ngừa dịch bệnh.

Khi y tế cơ sở giữ vai trò là 'người gác cổng'Trạm y tế “mòn mỏi’’ chờ bệnh nhânLúng túng trong việc triển khai y tế tại cộng đồng

Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho trẻ em tại y tế cơ sở

Vắng bệnh nhân

Trước đây, TYT Phú Đa (Phú Vang) là điểm sáng trong công tác khám, chữa bệnh ban đầu cho người dân địa phương. Mỗi ngày, sáng như chiều, thậm chí vào dịp cuối tuần đều có người ra vào khám, điều trị bệnh. Cách đây mấy hôm thăm lại TYT Phú Đa vào đầu giờ sáng thấy cảnh vắng vẻ, đìu hiu. Bác sĩ Bùi Khắc Thành, Trưởng TYT thị trấn Phú Đa chia sẻ, từ khi có chủ trương khám thông tuyến huyện, người dân đến đây khám điều trị bệnh chỉ có 10-15 lượt người/ngày, giảm hơn 50% so với trước. Tâm lý bà con bây giờ khi đau ốm đều đến BV huyện (vì TYT gần BV Phú Vang) để tiếp cận cơ sở y tế tốt hơn so với TYT. “TYT bây giờ chỉ đông vào dịp tổ chức tiêm chủng cho trẻ và khi triển khai các chương trình y tế quốc gia về các tổ dân phố". Bác sĩ Thành nói.

Tương tự, TYT phường Tứ Hạ (TX Hương Trà) cũng rơi vào tình trạng vắng bệnh nhân gần hai năm nay. Trước đây, mỗi ngày trạm có 20 - 30 người đến khám, nay vắng hẳn, do phần nhiều người dân chọn các cơ sở y tế tuyến trên chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, TYT phường nằm gần BV thị xã Hương Trà, Cơ sở 2, BV Trung ương Huế nên người dân tập trung đến đó để được khám chữa bệnh tốt hơn. “Gần một năm nay, trạm thực hiện công tác phòng dịch và tiêm chủng cho trẻ là chủ yếu”. Một cán bộ Trạm Y tế phường Tứ Hạ thông tin.

Không chỉ diễn ra ở vùng ven đô mà tại các TYT địa bàn TP. Huế đều vắng khách. Dạo qua các TYT phường Thuận Thành, Thuận Lộc, Phường Đúc vào một sáng mới đây, chúng tôi thấy chỉ vài khách lớn tuổi vào nhận thuốc BHYT. Chị Nguyễn Thị Anh,  đường Lê Thánh Tôn, phường Thuận Lộc cho biết: “Trước đây phân tuyến, hễ đau ốm tôi thường đến trạm để khám nhưng giờ khám ở đâu cũng được BHYT thanh toán nên tôi chọn BV 268, vừa đầy đủ phương tiện kỹ thuật, lại được chăm sóc chu đáo hơn”.

Không thể thiếu TYT

Từ đầu năm 2016, chủ trương thông tuyến KCB BHYT tuyến huyện triển khai không chỉ người trong cuộc băn khoăn trước chức năng nhiệm vụ hoạt động của các TYT phường, xã. Bác sĩ Lê Hoàng Ái, Trưởng TYT thị trấn Thuận An (Phú Vang), người hoạt động lâu năm trong ngành y chia sẻ, hiện nay tình trạng bệnh nhân đến các TYT giảm là dễ hiểu. Trước đây còn phân tuyến, mỗi khi ốm đau bà con còn đến trạm thăm khám và khi bệnh nặng xin lệnh chuyển lên tuyến trên. Hiện nay đã thông tuyến bà con thường chọn những cơ sở y tế có điều kiện vật chất tốt, bác sĩ giỏi để KCB.

"Tỷ lệ bệnh nhân đến TYT tuy giảm nhưng không đồng nghĩa các y, bác sĩ tại các TYT "thất nghiệp". Như TYT Thuận An, hàng tháng, ngoài đón từ 400 - 500 lượt khám tư vấn cho những  người cao tuổi, kiểm tra định kỳ cho thai sản, phải tiến hành công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng ở địa phương". Bác sĩ Ái nói.

Hiện nay, ngoài chức năng khám chữa bệnh ban đầu, TYT còn nhiều nhiệm vụ quan trọng khác, đặc biệt là công tác phòng dịch. Bên cạnh đó còn đảm trách các chương trình mục tiêu quốc gia, như tổ chức các đợt tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc bà mẹ mang thai, chăm sóc trẻ em, quản lý y tế học đường, quản lý sức khỏe người cao tuổi, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý các bệnh xã hội... Với những nhiệm vụ quan trọng trên, hiện chưa có tổ chức, đơn vị nào đảm trách hiệu quả ngoài TYT.

Đại diện lãnh đạo Sở Y tế cho rằng, chưa có số liệu cụ thể  nhưng số TYT có tỷ lệ giảm bệnh nhân đến KCB ban đầu không nhiều, chưa đến 1/3 trong 152 TYT trên địa bàn tỉnh; trong đó, phần lớn là các TYT nằm ở vùng đô thị, các trung tâm thị tứ, huyện lỵ, thành phố, nơi có nhiều phòng khám, BV công tư chuyên, đa khoa phát triển. Trong hệ thống y tế cơ sở hiện nay, vai trò nhiệm vụ của TYT rất quan trọng. TYT không như nhiều người nghĩ chỉ có chức năng khám điều trị ban đầu cho người dân mà còn phải đảm trách các chương trình y tế quốc gia, dự phòng dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do vậy, TYT không thể không tồn tại trong hệ thống y tế cơ sở, vấn đề là đổi mới, tổ chức hoạt động để tăng tính hiệu quả, phù hợp với địa hình đặc thù ở địa phương.

"Trước sự dịch chuyển tỷ lệ KCB từ tuyến TYT xã, phường lên huyện, thị xã, Sở Y tế đang tiến hành đánh giá cụ thể từng đơn vị để có những thay đổi hợp lý. Với những TYT nằm ở vùng đô thị, cạnh các BV, trung tâm y tế huyện, thị xã có thể sáp nhập thành các TYT liên phường, liên xã nhưng phải sát đúng với mục tiêu đáp ứng yêu cầu chăm lo sức khỏe cho người dân một cách tốt nhất....". Đại diện lãnh đạo Sở Y tế khẳng định.

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp sức cho hoạt động tín dụng chính sách

Sự nhập cuộc của cấp ủy, chính quyền, hội đoàn thể đã góp phần quan trọng tạo những chuyển biến mạnh mẽ trong phát huy hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn thị xã Hương Thủy.

Tiếp sức cho hoạt động tín dụng chính sách
Thúc đẩy báo chí thích ứng, đổi mới mạnh mẽ

Trước thềm Diễn đàn với 12 phiên họp khai mở, nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, chia sẻ với báo chí xung quanh nội dung cũng như kỳ vọng về Diễn đàn Báo chí Toàn quốc trong khuôn khổ “Hội Báo toàn quốc 2024”. Diễn đàn với 12 phiên thảo luận nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra với báo chí đang được kỳ vọng mở ra con đường mới cho các cơ quan báo chí thích ứng và phát triển, phục vụ và đóng góp đắc lực cho quốc gia, dân tộc.

Thúc đẩy báo chí thích ứng, đổi mới mạnh mẽ

TIN MỚI

Return to top