Thế giới

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng

ClockThứ Bảy, 27/04/2024 06:49
TTH - Hiện tượng khí hậu được gọi là El Nino và La Nina, mang theo những đợt nắng nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán, sẽ xảy ra thường xuyên hơn và cực đoan hơn trong những năm tới, sau khi Nam Mỹ hứng chịu đợt El Nino dữ dội nhất trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia thời tiết cho biết.

Biến đổi khí hậu khiến con người cần nâng cao kỹ năng ứng phóHiện tượng La Nina gây mưa, bão nhiều hơn có thể kéo dài đến năm 2023La Nina làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng châu Á

 Lòng sông khô nứt do tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở thủ đô San Jose, Costa Rica. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về hiện tượng El Nino (CIIFEN) có trụ sở tại Ecuador và Cơ quan Khí tượng thủy văn Peru (SENAMHI), đợt El Nino gần đây nằm trong số 5 đợt El Nino mạnh nhất kể từ năm 1950.

Phát biểu tại một cuộc họp báo sau cuộc họp của các chuyên gia trong khu vực về khí hậu ở thủ đô Lima của Peru, bà Yolanda Gonzalez Hernandez, Giám đốc CIIFEN cho rằng: “Mô hình khí hậu này đã thay đổi rất nhiều. Trước đây, hiện tượng El Nino không có tác động đáng kể, thì bây giờ chúng đang diễn ra với cường độ mạnh hơn”.

Nhiệt độ thay đổi sẽ diễn ra nhanh hơn, dự kiến sẽ có La Nina vào nửa cuối năm nay, thay thế cho El Nino đang bắt đầu suy yếu, bà Yolanda Gonzalez Hernandez nói thêm.

Đáng chú ý, El Nino và La Nina tác động rõ rệt đến các khu vực khác nhau trên thế giới. Ở châu Mỹ Latinh, chúng đã ảnh hưởng đến các loại cây trồng như lúa mì, đậu nành và ngô, gây thiệt hại cho các nền kinh tế khu vực, những nơi thường phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp.

“Chúng ta đang vĩnh viễn phá vỡ các kỷ lục ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu về sự bất thường của nhiệt độ”, Giám đốc CIIFEN nhấn mạnh.

Nhiệt độ được ước tính là trên mức bình thường ở phần lớn khu vực Nam Mỹ, mặc dù dưới mức bình thường ở bờ biển Ecuador, miền Bắc Peru, miền Nam Argentina và Chile. Theo CIIFEN, với hiện tượng El Nino gần đây, Peru đã có mùa đông ấm nhất trong 60 năm qua, trong khi ở Colombia, nhiệt độ đã đạt kỷ lục ở nhiều vùng khác nhau của đất nước. Ngoài ra, Argentina và Chile chứng kiến mưa nhiều hơn.

Liên quan đến vấn đề này, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) lưu ý, châu Á là khu vực chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới vào năm 2023, khi các mối đe dọa về thời tiết và khí hậu cực đoan gia tăng trong bối cảnh nóng lên toàn cầu.

Trong một báo cáo vừa được công bố tuần này, Tổng Thư ký WMO Celeste Saulo cho biết, nhiều quốc gia trong khu vực đã trải qua năm nóng nhất từng được ghi nhận trong năm ngoái, cùng với hàng loạt điều kiện khắc nghiệt từ hạn hán, sóng nhiệt cho đến bão và lũ.

Hơn 9 triệu người trên lục địa này bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và bão, khiến hơn 2.000 người thương vong. Trong khi đó, xu hướng các đợt sóng nhiệt gia tăng trong khu vực vẫn tiếp diễn.

“Biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng thêm tần suất và mức độ nghiêm trọng của những sự kiện như vậy, ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội, kinh tế và quan trọng nhất là cuộc sống của con người”, bà Celeste Saulo cho hay.

Báo cáo của WMO cảnh báo, các chỉ số quan trọng về biến đổi khí hậu, như nhiệt độ bề mặt, băng tan và mực nước biển dâng, báo hiệu tình trạng ngày càng tồi tệ và nhu cầu phòng ngừa rủi ro thiên tai lớn hơn ở châu Á.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Reuters & CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chỉ 1 ca dương tính với bệnh sởi

Chiều 16/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho hay, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 16 ca sốt phát ban nghi sởi tập trung ở 5/9 huyện, thị và thành phố. Trong đó, Phong Điền, Quảng Điền, Nam Đông mỗi huyện đều có 4 ca bệnh. Riêng 1 bệnh nhi ở Quảng Điền có kết quả dương tính với bệnh sởi.

Chỉ 1 ca dương tính với bệnh sởi
Return to top