ClockThứ Sáu, 18/01/2019 08:42

Đón cơ hội mới

TTH - Từ ngày 14/1/2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam, mở ra những cơ hội mới đối với Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp, địa phương nói riêng.

CPTPP là một hiệp định có tầm ảnh hưởng sâu rộng giúp tự do hóa thương mại và đầu tư tại 11 nền kinh tế khu vực Thái Bình Dương, bao gồm Canada, Úc, Brunei, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Theo hiệp định, các thành viên CPTPP đều cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần như toàn bộ biểu thuế quan nhập khẩu của nước mình.

Theo đó, các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam vào các nước CPTPP ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho tất cả các nước CPTPP, xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 66% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và 86,5% số dòng thuế sau 3 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại có lộ trình giảm thuế chủ yếu từ 5 đến 10 năm. Một số mặt hàng nhạy cảm như rược, bia, sắt thép, ô tô… sẽ có lộ trình trên 10 năm; hoặc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu.

Theo các chuyên gia kinh, Việt Nam là nước được hưởng lợi khi tham gia CPTPP. Rất nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép, may mặc, thủy sản, nông sản… được hưởng thuế xuất bằng % ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Thuận lợi, cơ hội nhiều nhưng để biến cơ hội hiện thành lợi thế lại là câu chuyện khác. Trước hết, các hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan phải có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, nếu nhập nguyên phụ liệu phải có nguồn gốc xuất xứ từ các nước CPTPP.

Với Thừa Thiên Huế, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức khi các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, thủy sản đang còn phải nhập khẩu nguyên phụ liệu. Để tìm được nguyên phụ liệu thay thế nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc-nước không phải thành viên CPTPP, các doanh nghiệp sẽ phải tính toán kỹ thị trường, giá thành và cũng thời gian mới có thể thay đổi được. Nhưng đây cũng là động lực để Thừa Thiên Huế sớm hình thành trung tâm sản xuất nguyên phụ liệu dệt may theo đề án đã được quy hoạch. Hoặc với ngành chế biến thủy sản xuất khẩu cũng vậy, phải cơ cấu lại nguồn thủy sản nhập khẩu từ các nước thành viên CPTPP hoặc đẩy mạnh liên kết, tìm nguồn khẩu sản trong nước.

Một thách thức khác, bên cạnh đảm bảo nguồn gốc xuất xứ còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn chung như: an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, quyền lợi người lao động… Để đáp ứng các tiêu chí này, các doanh nghiệp cần tính toán lộ trình, cân đối nguồn lực để đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất; áp dụng các quy trình quản lý phù hợp. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, thiếu nguồn lực đầu tư thì đây là thách thức không nhỏ.

Một cơ hội khác mà Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng cần tận dụng khi CPTPP có hiệu lực sẽ tạo ra dòng đầu tư FDI mới từ các nước thành viên CPTPP và cả các nước không phải thành viên nhằm được hưởng lợi khi đầu tư vào các nước thành viên CPTPP. Để đón dòng đầu tư này ngoài các cơ chế, chính sách ưu đãi chung thì cần có định hướng, kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi sản xuất hàng hóa mà Việt Nam đang thiếu để hỗ trợ sản xuất trong nước phát triển.

Không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu mà ngay cả các doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa cũng cần chuẩn bị cho mình tâm thế để không thua trên sân nhà khi các sản phẩm, hàng hóa cùng loại của các nước thành viên CPTPP được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu vào nước ta.

Cơ hội luôn đi kèm thách thức. Để đón được cơ hội và hạn chế rủi ro, thiệt hại... hơn ai hết, các doanh nghiệp cần chủ động nhập cuộc. Càng chậm càng thiệt thòi.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) là nền tảng, mở ra rất nhiều dư địa để thu hút đầu tư. Từ những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, cùng với chiến lược hoàn thiện hạ tầng trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp sẽ tìm thấy “miền đất lành” để đầu tư, phát triển.

Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh
A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững
Return to top