ClockThứ Tư, 03/04/2024 11:30

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

TTH - A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.

A Lưới nỗ lực xóa nhà tạmMổ đục thủy tinh thể miễn phí cho người nghèo ở A LướiA Lưới: Khen thưởng học sinh đoạt Huy chương Bạc thể thao

 Đầu tư bê tông hóa các tuyến đường nông thôn ở A Lưới

Ghi ở Sơn Thủy

Được công nhận là xã đạt chuẩn NTM năm 2017, Sơn Thủy tiếp tục bắt tay xây dựng NTM nâng cao. Qua rà soát, đến nay Sơn Thủy đã đạt 18/19 tiêu chí xây dựng NTM được quy định tại Quyết định 2265/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí về xã NTM và Bộ tiêu chí về xã NTM nâng cao tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Ông Lê Anh Chiến, Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy cho biết, UBND xã tham mưu cho Đảng ủy, HĐND ban hành Nghị quyết về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của xã giai đoạn 2021 - 2025. Được sự hưởng ứng, đồng thuận của bà con nhân dân nên phát triển kinh tế nông thôn tại địa phương đạt được kết quả đáng ghi nhận.

Đến nay, toàn xã có 32 vườn mẫu và 28 gia trại có quy mô về chăn nuôi gia súc, gia cầm. Có 2 hộ làm nhà kính công nghệ cao với diện tích 1.200m2, thu nhập bình quân 300 - 400 ngàn đồng/ngày. Một số hộ mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi từ diện tích trồng cây keo sang trồng cây ăn quả. Bên cạnh đó, người dân địa phương được hỗ trợ đầu tư các giống lúa mới như J02, VNR10, năng suất bình quân đạt 68 tạ/ha đã góp phần nâng cao thu nhập trong sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.

Theo quy hoạch, xã có 2 tuyến đường trục xã, liên xã với tổng chiều dài 2,6km. Có 2 tuyến đường trục thôn, liên thôn với tổng chiều dài 2km. Toàn xã có 47 tuyến đường ngõ xóm với tổng chiều dài 7,9km. Trong đó, có 23 tuyến đường xóm đã được bê tông hóa với bề rộng đường 3m; 9 tuyến đường xóm với chiều dài 2,55km đã được bê tông hóa nhưng bề rộng dưới 3m. Nhằm nâng cao tính bền vững của tiêu chí giao thông, xã đề xuất UBND huyện đầu tư nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn còn hẹp, hư hỏng với tổng kinh phí khoảng 4,3 tỷ đồng.

“Sơn Thủy tiếp tục tập trung huy động tổng hợp các nguồn lực để xây dựng hoàn thành xã đạt chuẩn NTM theo lộ trình đề ra, không nóng vội, chạy theo thành tích. Đạt 19/19 tiêu chí xây dựng NTM vào cuối năm 2023 và đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024”, ông Lê Anh Chiến cho biết thêm.

Hướng đến NTM nâng cao

Theo UBND huyện A Lưới, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện A Lưới năm 2023 với tổng nguồn vốn đầu tư phát triển được giao hơn 22,3 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương hơn 16,7 tỷ đồng, còn lại ngân sách địa phương. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 24,4% giảm 13,8% so với năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt 35,22 triệu đồng, tăng 4,59 triệu đồng/người/năm so với năm 2022.

Tổng số xã thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện là 17 xã, trong đó 12 xã đặc biệt khó khăn. Toàn huyện đạt 253 tiêu chí (tăng 17 tiêu chí so với cuối năm 2022) bình quân 14,88 tiêu chí/xã theo bộ tiêu chí mới. A Lưới duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt được, tiếp tục phấn đấu hoàn thành các tiêu chí còn lại.

Ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, đến nay UBND huyện đã phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng NTM 17/17 xã giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Bổ sung quy hoạch 305ha thực hiện Dự án cây Dược liệu quý hiếm trên địa bàn huyện A Lưới tại 3 xã Quảng Nhâm, Hồng Bắc và A Roàng. Huyện cũng đã xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng tại các địa phương.

Các địa phương bắt tay xây dựng xã NTM nâng cao nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Hiện trên địa bàn có 2 xã Hương Phong và Sơn Thủy xây dựng xã NTM nâng cao, tuy nhiên đến nay mới được 28 tiêu chí, đạt 72% so với bộ tiêu chí.

Qua kết quả rà soát, năm 2023 toàn huyện có 50 vườn mẫu của 50 hộ được nghiệm thu có quy hoạch hợp lý, khoa học, có tính thẩm mỹ cao, trồng các giống cây ăn quả. Phần lớn các vườn được các hộ dân áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào trong sản xuất. Các sản phẩm từ vườn là kết quả từ sự lựa chọn những cây trồng, vật nuôi có giá trị, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương và nhu cầu tiêu thụ, thị hiếu của thị trường.

Tuy nhiên, hiện việc hỗ trợ kinh phí chưa cao, chỉ được 5 triệu đồng/vườn từ ngân sách huyện, phong trào xây dựng vườn chuẩn nông dân, vườn mẫu nông thôn vẫn mang nặng tính “phong trào” và đang dừng lại ở những “mô hình”, khó nhân ra diện rộng, khó có tính lan toả cao.

Ông Hồ Văn Ngưm thông tin, năm 2024, A Lưới tiếp tục lồng ghép nguồn lực của các chương trình, dự án của các ngành, các địa phương như nguồn đầu tư công trung hạn, nguồn trực tiếp của các Chương trình MTQG xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Bảo đảm khả năng cân đối nguồn đối ứng huy động của địa phương. Chú trọng đầu tư cho các công trình có tính cấp thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của người dân.

Thực hiện tốt Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện A Lưới giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030”. Thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực gắn với sản phẩm OCOP của địa phương, quan tâm ứng dụng công nghệ cao, phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Triển khai tổ chức thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ “Xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng huyện A Lưới” cho các xã theo lộ trình. Nâng cao chất lượng và quy mô các sản phẩm phục vụ du lịch mang bản sắc A Lưới. Quản lý chặt chẽ nhãn hiệu tập thể “Thịt bò vàng A Lưới” theo quy chế.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top