ClockThứ Bảy, 13/01/2018 14:30

Du lịch Bắc cực: Mối đe dọa tiềm ẩn

TTH.VN - Trong nhiều thế kỷ, những nhà thám hiểm biển đầy tham vọng khi đến Bắc cực thường phải quay trở về với nhiều thất vọng, thậm chí nhiều người còn bỏ mình tại nơi băng giá này.

2017 là năm nóng thứ hai trong lịch sửBắc Cực sẽ mãi bị thay đổi do khí hậu ấm lênNga, Na Uy thảo luận hợp tác ở khu vực Bắc cựcTuần lộc Bắc Cực ngày càng còi cọc

Nhưng khi băng đá trên biển tan dần và thời tiết ôn hòa hơn, các chuyến du hành trên biển bắc cực đã trở thành những kỳ nghỉ mát chứ không còn chỉ là khám phá nữa.

Thuyền viên đứng trên tàu phá băng MSV Nordica của Phần Lan khi con tàu tiến về Nuuk, Greenland năm 2017. Ảnh: David Goldman

Diện tích bao phủ bởi băng biển Bắc cực trong tháng 12 vừa qua nhỏ hơn 420.900 dặm vuông so với mức trung bình trong giai đoạn 1981-2010, theo báo cáo của Trung tâm Dữ liệu Băng Tuyết Quốc gia Hoa Kỳ. Diện tích này bằng khoảng 1/2 diện tích của Bang Texas, Hoa Kỳ, và là mức thấp thứ hai được ghi lại bởi vệ tinh kể từ năm 1979.

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), trong năm 2016, băng biển Bắc cực, thời điểm có diện tích nhỏ nhất, bao phủ khoảng 1,38 triệu dặm vuông. Cứ mỗi mùa hè, các chỏm băng Bắc cực tan chảy xuống mức mà các nhà khoa học gọi là "tối thiểu" trước khi thời tiết lạnh làm chúng tăng diện tích trở lại. Những bức ảnh vệ tinh về độ bao phủ của băng biển đã cung cấp công cụ đáng tin cậy cho việc giám sát những thay đổi của chúng một cách liên tục.

Các quốc gia Bắc Âu và Greenland hiện đang dẫn đầu về nguồn thu từ du lịch Bắc cực. Vào năm 1990, chỉ có 7.952 hành khách du lịch đi qua Iceland. Đến năm 2016, một 1/4 triệu người đã đến thăm đất nước này hàng năm. Vùng đất Bắc cực của Nga cũng tăng 20% số người đặt chân đến trong năm ngoái, với đa phần du khách là từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng cường độ lưu thông ngày càng cao này sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra các thảm họa như tràn dầu hoặc rò rỉ nước thải, khiến có thể phá hủy môi trường hoang sơ của Bắc cực.

Jackie Dawson, giáo sư môi trường địa lý tại Đại học Ottawa nói: "Đó là vấn đề thời gian chứ không còn là vấn đề “nếu” nữa. Chúng ta sẽ chứng kiến một số loại thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu và gia tăng hoạt động của con người ở Bắc Cực."

Bắc cực dễ bị tổn thương đối với tình trạng thời tiết thay đổi và điều này có thể khiến cho việc đi lại trên biển càng thêm phức tạp và gây nguy hiểm cho thuyền viên. Ở vị trí có vĩ độ cao như Bắc cực, các hệ thống định vị và liên lạc hàng hải thường bị rối nhiễu. Nếu xảy ra sự cố tràn dầu, tai nạn hoặc sự cố máy móc, các phản ứng khẩn cấp hiệu quả gần như không thể thực hiện được ở khoảng cách xa xôi như vậy.

Thế Vĩnh (lược dịch từ NBC news)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

TIN MỚI

Return to top