ClockThứ Ba, 13/12/2016 13:51

Tuần lộc Bắc Cực ngày càng còi cọc

Trọng lượng tuần lộc trên một chuỗi đảo Bắc Cực gần cực Bắc đang giảm đáng kể, nguyên nhân do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến thức ăn mùa đông của chúng.

Rác biển gây hại cho hơn 800 loài động vậtNóng lên toàn cầu: Đại dương sẽ bị ảnh hưởng trong nhiều thế kỷCòn nhiều mối đe dọa đối với động thực vật hơn biến đổi khí hậu

Trọng lượng trung bình của tuần lộc trưởng thành trên chuỗi đảo Svalbard, phía Bắc Na Uy, đã giảm từ 55 kg xuống còn 48 kg vào những năm 1990.

“Nhiệt độ tăng làm mùa hè ấm hơn nhưng đổi lại, mùa đông trở nên khắc nghiệt đối với những con tuần lộc” - giáo sư Steve Albon, nhà sinh thái học tại Viện Hutton James ở Scotland, cho biết.

Mùa đông ít lạnh có nghĩa là tuyết rơi nhiều hơn mưa, dẫn đến thức ăn của tuần lộc bị đóng băng. Do đói ăn thường xuyên nên nhiều con tuần lộc cái sinh ra những tuần lộc con với thân hình còi cọc.

Chỉ đến mùa hè, thực vật trên đảo phát triển mạnh, tuần lộc cái mới được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo thể chất khỏe mạnh khi thụ thai vào mùa thu. Từ 800 cá thể, đàn tuần lộc ở Svalbard đã phát triển lên 1.400 con sau những năm 1990.

Nhưng tuần lộc ở đây có thể trọng nhỏ hơn trước. Số lượng tuần lộc gia tăng cũng đồng nghĩa với việc chúng phải cạnh tranh khốc liệt hơn để tìm kiếm thức ăn trong mùa đông.

Tuần lộc ăn cỏ trên chuỗi đảo Svalbard. Ảnh: PA

Nhiệt độ tại Bắc Cực đang tăng nhanh hơn mức trung bình của thế giới trong bối cảnh gia tăng khí thải nhà kính.

Hầu hết các nghiên cứu về hiện tượng nóng lên toàn cầu ở Svalbard đều tập trung vào gấu Bắc Cực – loài động vật săn tìm thức ăn dưới biển - chứ không phải những loài động vật kiếm ăn trên đất liền như tuần lộc, cáo Bắc cực và chim rock ptarmigan.

Nhà nghiên cứu Eva Fuglei tại Viện Địa cực Na Uy cho biết số lượng cáo Bắc cực đã tăng nhẹ trong những năm gần đây nhờ vào nguồn thức ăn là xác tuần lộc chết.

“Những con tuần lộc yếu đều chết. Cáo Bắc Cực no nê trong mùa đông này nhưng tới mùa đông sau, chúng phải vật lộn tìm thức ăn bởi những con tuần lộc khỏe mạnh đã sống sót qua mùa đông trước” – bà Fuglei nói.

Theo Người lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.

Một đảo ở Bắc Cực biến mất
Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường
Return to top