ClockChủ Nhật, 19/02/2017 07:35

Giữ “chất” Huế

TTH - Huế có nhiều nội hàm làm nên di sản văn hóa vùng đất không dễ nơi nào có được; từ chuyện ăn, chuyện uống, chuyện chơi… cho đến chuyện nói, ngay cả cái giọng nhẹ nhàng với tiếng “dạ” từ lâu cũng đã tạc vào di sản.

Cũng như bất kỳ ngôn ngữ nào, giọng Huế chấp nhận sự giao thoa và tiếp biến theo thời gian. Thời toàn cầu hóa, giọng Huế du nhập nhiều từ ngữ mới, và cũng vậy, để mất đi nhiều phương ngữ không còn đắc dụng nữa. Bây giờ, người Huế không còn gọi “cái sân” bằng “cái cươi”, “cái đầu” bằng “cái trốôc”… Nhiều từ ngữ dần dần đi vào “nghĩa trang chữ”. Ví như ở quê, các bếp nhà đã ít dùng các từ “con cúi”, “giần”, “sàng sảy”, quạt mo…; thay vào đó, các bếp quê đã quen dùng các từ mới: “nồi cơm điện”, “bếp gas”, lò vi sóng, tủ lạnh… Học trò Huế xưng hô giờ cũng khác. Những năm 70, nữ sinh gọi nhau là “ấy”, xưng là “mình”, nay từ “ấy” đã không dùng nữa, mà thay vào đó là  các đại từ “mi”, “bạn”, “trò”…

Tuy nhiên, có những từ ngữ đặc trưng cố hữu của Huế như “dạ”, như “mô – tê – răng - rứa” không mất đi; cũng vì thế mà tiếng Huế vẫn làm cho người ta nhớ. Nhiều người cho rằng, con gái Huế xưa ăn nói có duyên, nữ tính hơn con gái Huế thời nay. Điều này cũng có lý bởi xưa chú trọng “học ăn, học nói, học gói, học mở” hơn; tuy nhiên cũng phải thấy rằng, con gái Huế thời nay dạn dĩ, năng động hơn xưa, hội nhập tốt hơn xưa, ngôn ngữ nhờ vậy sôi động và thêm nhiều từ mới phong phú.

Nhưng có người lại lo sợ cứ như thế này thì ngôn ngữ Huế sẽ dần mất hết, dẫn đến hệ quả “chất Huế” mai một, rồi đề xuất phải dạy cho học trò, tuổi trẻ Huế xưng hô, giao tiếp theo ngôn ngữ xưa. Ý kiến này cực đoan, bởi ngôn ngữ tự nó tiếp biến theo quy luật đời sống xã hội và không dễ gì áp đặt được.

Nhưng có một số điều nên làm: đưa vào giảng dạy nhóm từ ngữ liên quan đến văn hóa Huế, hướng dẫn kỹ năng sử dụng giọng Huế. Nhiều người cho rằng giọng Huế không thuyết phục, hùng biện được. Nói như vậy là chưa hiểu về sức mạnh của giọng Huế. Hãy xem cách nói chuyện của nhà văn Bửu Ý, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, bác sĩ Cao Huy Thuần, nhà văn Tô Nhuận Vỹ… cách sử dụng giọng Huế của các nhà văn ấy thu hút và truyền cảm đến tất cả những ai gặp gỡ… Với giọng nói của mình, người Huế đi đến đâu cũng thật tự hào rằng “Tôi là người Huế”. Ai đã từng nghe bà Tôn Nữ Thị Ninh trò chuyện, phát biểu, đàm phán… chắc chắn sẽ rất ấn tượng. Đi không biết bao nhiêu quốc gia, đến không biết bao nhiêu vùng đất, bà vẫn giữ được giọng Huế rất đặc trưng trước cộng đồng quốc tế. Và Thái Kim Lan - người được mệnh danh là sứ giả của hai bờ văn hóa Đông – Tây, bà diễn thuyết khắp nơi bằng giọng Huế mà người nghe vẫn mê... Ấy là do họ đã sử dụng giọng Huế với sự tinh tế, lịch lãm, vốn hiểu biết thâm sâu.

Giữ “chất” Huế, giữ những tinh tế Huế vốn có là vậy!

HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Kết nối di sản

Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.

Kết nối di sản
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Return to top