ClockThứ Ba, 23/04/2024 19:39

Di sản kiến trúc trong dòng chảy phát triển

TTH.VN - Chiều 23/4 tại Trường đại học Khoa học diễn ra hội thảo khoa học “Di sản kiến trúc trong dòng chảy phát triển”.

Thêm giải pháp bảo tồn và gắn kết di sản Cố đô trong phát triển đô thịPhát động cuộc thi tài năng sinh viên tại Festival Sinh viên Kiến trúc toàn quốcKhơi gợi sức sáng tạo từ Festival Sinh viên Kiến trúc toàn quốc năm 2024Tuổi trẻ kiến trúc với di sảnFestival sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV sẽ diễn ra từ ngày 21 – 24/4

Thảo luận tại hội nghị Di sản kiến trúc trong dòng chảy phát triển 

Tham dự có ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư (KTS) tỉnh Thừa Thiên Huế; ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy TP.Huế; TS. KTS. Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Hội thảo được tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các chuyên gia, nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận, nhận diện bản sắc văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản kiến trúc đô thị - kiến trúc thiên nhiên.

Tại hội thảo, các diễn giả lần lượt trình bày các tham luận: Mô hình và mô thức bảo tồn bền vững di sản đô thị; Di sản nhà vườn truyền thống Huế trong bối cảnh hiện tại và giải pháp bảo tồn thích ứng; Sáng tạo tiếp biến di sản; Giải pháp sửa chữa, chống thấm và hoàn thiện cho các dự án Bảo tồn di sản văn hóa bản địa; Bảo tồn di sản kiến trúc trong xu thế đô thị trung hoà Carbon tại tỉnh Thừa Thiên Huế… Nhiều tham luận đã gây được sự chú ý, tạo nên không khí thảo luận học thuật sôi nổi. 

Lấy Cố đô Huế làm chủ đề chính gắn liền với di sản, các báo cáo tham luận đều hướng đến việc gắn kết di sản với phát triển đô thị, giúp nâng cao giá trị các khu vực đô thị lịch sử và mang lại lợi ích cho nền kinh tế địa phương, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của các di sản đó.

Hội thảo khoa học “Di sản kiến trúc trong dòng chảy phát triển” là một hoạt động trong chuỗi hoạt động chuyên môn thuộc Festival Kiến trúc Sinh viên lần thứ XIV - 2024 được tổ chức đồng thời bởi Hội Kiến trúc sư Thừa Thiên Huế và Trường đại học Khoa học.

Phạm Phước Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Return to top