ClockThứ Sáu, 24/02/2017 13:46

Khôi phục sản xuất sau sự cố môi trường biển: Ưu tiên chuyển đổi sang nghề khai thác tầng nổi

TTH - Sau bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển, các địa phương, ban ngành đang triển khai hỗ trợ ngư dân khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Bồi thường 316,6 tỷ đồng cho 17.973 đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biểnTạm cấp kinh phí bồi thường sự cố môi trường biển lần 2Chi trả bồi thường sự cố môi trường biển: Phải hoàn thành trước Tết Nguyên đán

Ngư dân Phú Thuận chuyển cá lên bờ

Ngư dân cần có thêm nghề mới

Ngư dân Hồ Công Vĩnh ở thôn Tân Thành, xã Quảng Công (Quảng Điền) cũng như nhiều ngư dân vùng biển có chung mong muốn được tạo điều kiện chuyển đổi nghề mới sau sự cố môi trường biển (SCMTB). Các nghề được xem phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, cũng như truyền thống của người dân là chăn nuôi gia súc, gia cầm, khai thác, chế biến thủy, hải sản.

Ông Vĩnh nói: “Từ ngày xảy ra SCMTB, cá tầng đáy không tiêu thụ được, giá lại giảm nên ngư dân có nguyện vọng hỗ trợ chuyển đổi sang các nghề khai thác tầng nổi. Cùng với nghề biển, người dân cần có thêm một số nghề mới như chăn nuôi gia trại, trang trại lợn, bò, dê...để ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế bền vững”. Cùng với nhu cầu chuyển đổi nghề, ngư dân mong muốn được tạo điều kiện vay vốn sản xuất, có chính sách khoanh nợ, giãn nợ...

Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công, ông Nguyễn Hữu Truyền cho rằng, với  điều kiện thực tế của địa phương và đời sống của người dân hiện nay, những tâm tư, nguyện vọng trên của người dân là chính đáng. Qua các cuộc họp dân, tâm tư, nguyện vọng đã được tiếp thu, tổng hợp, kiến nghị cấp trên giải quyết, hỗ trợ.

Về hướng chuyển đổi nghề, ông Nguyễn Lớn ở thôn Hải Thế, xã Phong Hải chia sẻ: “Dù có phát triển thêm các nghề mới thì đánh bắt gần bờ vẫn là nghề chính của người dân; việc chuyển đổi sang nghề khai thác tầng nổi trong 20 hải lý và các nghề đánh bắt từ 20 hải lý trở ra là rất cần thiết. Chi phí mua sắm các nghề khai thác tầng nổi từ 70 triệu đến trên 100 triệu đồng. Điều này rất cần sự hỗ trợ của các cấp, ban ngành về vốn, kỹ thuật sản xuất, cải hoán, nâng cấp tàu thuyền.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền cho biết, ngoài báo cáo, phản ánh của các địa phương, thời gian qua, lãnh đạo huyện, các ban ngành đã về tận các xã, thôn, trực tiếp lắng nghe tâm tư nguyện vọng của ngư dân trong việc khôi phục sản xuất. Những kiến nghị về việc hỗ trợ chuyển đổi sang nghề đánh bắt tầng nổi, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm... được huyện tổng hợp, báo cáo lên Sở NN&PTNT và UBND tỉnh để có giải  pháp hỗ trợ.

Nuôi tôm trên cát được người dân quan tâm đầu tư

Nhiều chính sách ưu tiên 

Hỗ trợ ngư dân khôi phục nghề biển sau SCMTB, Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định 12/2017/QĐ-TTg với các chính sách ưu đãi.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Văn Cho nhận định, Quyết định 12 của Chính phủ là cơ hội tốt cho người dân phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống trước mắt cũng như lâu dài. Ngư dân có thể vay vốn đến 100 triệu đồng để sản xuất, kinh doanh (SXKD), ưu tiên cho vay để chuyển đổi nghề khai thác biển tầng đáy sang tầng nổi với lãi suất chỉ 1%, phần lãi còn lại sẽ được cấp bù từ nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Nếu ngư dân có nhu cầu vay vượt mức trên thì ngân hàng xem xét giải quyết theo quy định. Thời gian vay từ đầu năm 2017 đến 31/12/2017, thời hạn hỗ trợ lãi suất trong vòng 24 tháng tính từ thời điểm phát sinh dư nợ.

Thêm một chính sách đáp ứng tâm tư nguyện vọng của người dân là được khoanh nợ nếu chưa có khả năng trả nợ gốc, lãi đúng hạn. Các hộ này được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và cho vay mới để khôi phục SXKD. Các tổ chức tín dụng không thu lãi của khách hàng trong thời gian khoanh nợ...

Ông Nguyễn Đình Đức, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, Quyết định 12 của Chính phủ còn mở rộng nhiều đối tượng, hình thức được hưởng chính sách hỗ trợ. Các đối tượng học nghề, trung cấp, sơ cấp, cao đẳng được hỗ trợ học phí đào tạo nghề nghiệp. Sinh viên đại học, học sinh phổ thông, trẻ em mầm non được hỗ trợ 100% học phí.

Ngoài ra, người lao động có nhu cầu sẽ được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo; được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại các trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định. Các đối tượng còn được tạo điều kiện về thủ tục, cho vay vốn để xuất khẩu lao động. Người dân được ưu tiên tham gia các dự án, hoạt động thực hiện các chính sách việc làm liên quan đến khôi phục SCMTB. Các cơ sở SXKD nhận các đối tượng lao động bị ảnh hưởng SCMTB vào làm việc (cam kết sử dụng lao động từ 12 tháng trở lên) sẽ được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu các địa phương, ban ngành đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách, Quyết định 12 của Chính phủ một cách sâu rộng, đến từng hộ dân để triên khai đăng ký vay vốn khôi phục sản xuất; rà soát các đối tượng, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân để có hướng giải quyết hợp lý, kịp thời...

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Dịch vụ tốt sẽ thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh

Dù là xu hướng của tương lai, song để chuyển đổi giao thông xanh không phải là điều đơn giản. Ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Thừa Thiên Huế đã có những trao đổi về chiến lược của tỉnh trong lĩnh vực này.

Dịch vụ tốt sẽ thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Khai thác triệt để các giá trị dữ liệu để xây dựng địa chí làng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ sáng 9/4 tại buổi làm việc với các cơ quan, địa phương về việc triển khai thực hiện Thông báo kết luận 552-TB/TU ngày 11/12/2023 xây dựng lịch sử làng thông qua việc xây dựng địa chí làng.

Khai thác triệt để các giá trị dữ liệu để xây dựng địa chí làng
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top