ClockThứ Hai, 26/03/2018 08:38

Mở rộng và nâng cấp giao thông nông thôn: Cần thêm nguồn lực xã hội

TTH - Năm 2018, trong danh mục đầu tư không có mục chi cho đầu tư giao thông nông thôn (GTNT) mà chủ yếu tập trung cho các dự án giao thông lớn...

Nâng cấp hạ tầng giao thôngDự án nâng cấp mở rộng QL49B đoạn qua xã Vinh Hiền: Dân mong chờ tái định cư

Những năm qua, Thừa Thiên Huế tập trung đầu tư nguồn lực rất lớn cho nông thôn, trong đó có cơ sở hạ tầng giao thông. Đời sống kinh tế-xã hội phát triển, lượng ô tô, xe máy người dân nông thôn sở hữu khá nhiều, sự giao thương giữa nông thôn - thành thị nhộn nhịp khiến hạ tầng giao thông không còn phù hợp do đường quá hẹp và xuống cấp.

Anh Phạm Ngọc Mạnh ở khu vực 5, phường Thủy Xuân, TP. Huế nói: "Bây giờ, phường Thủy Biều có mật độ dân cư đông đúc. Vùng đất ven sông Hương có vườn cây đặc sản thanh trà khá lớn nên nhiều doanh nghiệp đến đây xây dựng các khu resort, dịch vụ lưu trú... Thế nhưng, đường ở đây đa phần chật hẹp với chiều rộng 2,5m và xuống cấp nghiêm trọng do bê tông hóa đã lâu".

Về xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, đường GTNT cũng vừa nhỏ hẹp vừa xuống cấp. Người dân nơi đây cho hay: Là vùng thấp trũng của tỉnh nên mỗi lần lũ lụt, nước ở đâu cũng rút hết nhưng riêng Phú Hồ ngâm đến cả nửa tháng. Vì vậy, đường GTNT nơi đây thường xuyên xuống cấp, song đa số chỉ làm ruộng, khó có đủ điều kiện đóng góp xây dựng GTNT.

UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình trọng điểm năm 2018 về “phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật; trọng tâm là hạ tầng giao thông”. Theo đó, nguồn lực thực hiện dự kiến tổng cộng khoảng 2.500 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư công là 1.500 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp và nguồn huy động khác là 1.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong danh mục đầu tư không có mục chi cho đầu tư GTNT mà chủ yếu tập trung cho các dự án giao thông lớn, bởi ngân sách nhà nước đang hạn hẹp không thể một lúc bố trí ngân sách thực hiện toàn bộ hệ thống giao thông trong toàn tỉnh mà chỉ ưu tiên cho những công trình giao thông lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đồng nghĩa trong năm 2018, GTNT vẫn còn những khó khăn nhất định.

Nhiều người dân ở nông thôn đều cho rằng, trước đây khi làm đường GTNT đều có sự chung tay giữa Nhà nước với Nhân dân, trong đó Nhân dân vừa đóng góp ngày công vừa đóng góp tiền bạc nhằm thực hiện tốt mục tiêu xã hội hóa GTNT. Kết quả chương trình bê tông hóa GTNT ở tỉnh đạt được nhiều kết quả. Vì vậy, cần có sự khởi động lại của chính quyền các cấp trong việc huy động nguồn lực trong Nhân dân để tiếp tục nâng cấp, mở rộng GTNT.

Anh Hoàng Trọng Dũng, ở Thủy Biều cho hay: “Chúng tôi cũng như tất cả mọi người dân đều hiểu rằng, việc một lúc nhà nước bỏ ngân sách hoàn toàn ra làm đường GTNT sẽ rất khó khăn, cần có sự sẻ chia của người dân và chúng tôi rất sẵn sàng đóng góp tiền của để cùng với Nhà nước làm đường nông thôn”.

Hoàng Trọng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức

Đọc sách là một hành vi văn hóa của loài người đã mấy nghìn năm nay. Một trong những tiêu chí đã xác định một nền văn minh là phải có chữ viết và chữ viết tồn tại, phát huy, bảo tồn được các giá trị văn hóa của một quốc gia, dân tộc và rộng hơn nữa là nhân loại không nằm ngoài sách.

Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Return to top